Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Trẻ ăn xin, bàn hàng rong trên đường phố: Vì sao khó giải quyết dứt điểm?

Thứ Tư 09/09/2020 | 10:54 GMT+7

VHO- Những đứa trẻ ăn xin, hoặc ăn xin dưới hình thức bán hàng rong vẫn diễn ra tại nhiều tỉnh, thành phố, nhất là những đô thị lớn. Đằng sau đó là đường đây “bảo kê”, chăn dắt, hoặc chính do bố mẹ, người thân, nhưng đến nay chưa giải quyết được tình trạng này.

Trẻ ăn xin và những cuộc “giải cứu”

 Công an huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) mới đây đã khởi tố và bắt tạm giam 2 chị em ruột là Đào Thị Gái (38 tuổi) và Đào Văn Bé (24 tuổi) có hành vi bạo hành, bóc lột, chăn dắt con ruột và cháu của mình để bắt đi ăn xin, xin tiền cho mình. Đây là vụ việc gây phẫn uất trong dư luận xã hội.Trẻ em ăn xin, bị bóc lột đã được đề cập nhiều, tuy nhiên điều đáng buồn là các bé không phải là trường hợp điển hình, mà thực tế, có nhiều trẻ ăn xin, hoặc bán hàng rong trá hình lại có sự tiếp tay hoặc từ chính bố mẹ, người thân của trẻ.

Cháu Phạm Văn N (sinh năm 2006, quê ở Kim Sơn, Ninh Bình) hiện đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ xã hội số 4 (Sở LĐ,TB&XH Hà Nội) cũng không thể quên được những ngày tháng lang thang, bán bông tăm khắp các đường phố Hà Nội của 6 năm về trước. Mẹ đi trại cải tạo, N ở với bà không bao lâu thì bà qua đời, sau đó N phải theo bác lên Hà Nội bắt đầu lao động, bán hàng trên đường phố để kiếm sống. N vẫn còn nhớ, bác đi đánh giầy, còn cậu bán bông tăm. Hai bác cháu dậy từ 5h, ăn sáng rồi ra khỏi nhà, đi bán ở khắp nơi, 9 - 10h tối mới về nhà ngủ. “Bán thì ít nhưng người cho tiền là nhiều, người Việt thì cho 10.000 - 50.000 đồng, còn người nước ngoài cho đến 500.000 đồng. Bác dạy cháu phải nói để người ta cho tiền, như mẹ cháu đi tù, cháu không có ai nuôi, cô mua cho cháu”, N nhớ lại. Rồi những ngày tháng này chỉ kết thúc khi một lần N bị bác đánh đuổi ra khỏi nhà, cậu đi lang thang, rồi gặp các chú công an. “Sau một đêm, cháu tỉnh dậy đã thấy mình ở Trung tâm Bảo trợ xã hội và sống ở đây đến nay. Hiện cháu đang học lớp 7”, Nam vui vẻ.

Theo ông Nguyễn Văn Bằng, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội số 4, Trung tâm chủ yếu nuôi dưỡng trẻ là người lang thang, xin ăn, không có địa chỉ rõ ràng hoặc ở Hà Nội. Theo quy định, chỉ có trẻ ăn xin, không có người bảo trợ mới được đưa về Trung tâm, còn trẻ ở địa phương nào sẽ liên hệ để gia đình hoặc Sở LĐ,TB&XH địa phương đó đón về. Vì thế, trên đường phố dù có nhiều trẻ ăn xin nhưng lại dưới hình thức bán hàng rong nên nhân viên công tác xã hội của Trung tâm không thể xử lý, đưa trẻ về nuôi dưỡng. Có trẻ là ăn xin nhưng khi nhân viên tiếp cận thì trẻ bỏ chạy hoặc có người tự xưng là người bảo trợ, họ hàng, anh em xuất hiện, không cho đưa trẻ đi.

Là người nuôi dưỡng trẻ lâu năm tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 4, chị Phùng Phương Liên đã quen với sự “ra-vào” của những đứa trẻ được đưa đến đây. Cháu Nguyễn Thị Như A (10 tuổi, quê Quảng Xương, Thanh Hóa) cũng đã hai, ba lần được đưa tới Trung tâm. Cháu A bị thiểu năng trí tuệ, không nhận thức được như người bình thường, nói và nghe lẫn lộn. Chính vì thế một số kẻ đã lợi dụng cháu. Khi lực lượng chức năng phát hiện đã đưa cháu A đến Trung tâm, tuy nhiên theo quy định, Trung tâm chỉ nuôi trẻ tối đa 3 tháng, sau đó phải liên hệ với gia đình hoặc Trung tâm Bảo trợ xã hội của địa phương đón về…

Liên quan đến việc bắt trẻ ăn xin hay ăn xin trá hình dưới hình thức bán hàng rong, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) khẳng định, đó đều là hành vi bóc lột trẻ em, đều là hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lý nghiêm. “Hiện nay cơ sở pháp lý đối với sử dụng lao động trẻ em đã có nhưng các chế tài xử lý đang rất nhẹ, không có tính chất răn đe. Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền trong thời gian vừa qua hầu như chưa làm quyết liệt vì việc xử lý các hành vi liên quan đến trẻ em tương đối phức tạp. Thời gian tới, sẽ bổ sung, sửa đổi Luật Trẻ em nhằm tăng cường xem xét đến vấn đề sử dụng lao động trẻ em, trẻ em lang thang, lao động trên đường phố, đưa vào các chế tài để xử lý. Trong đó cũng sẽ có biện pháp xử lý đối với cha mẹ, gia đình để trẻ đi bán hàng rong”, Cục trưởng Cục Trẻ em nhấn mạnh. 

 Hiện nay cơ sở pháp lý đối với sử dụng lao động trẻ em đã có nhưng các chế tài xử lý đang rất nhẹ, không có tính chất răn đe. Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền trong thời gian vừa qua hầu như chưa làm quyết liệt vì việc xử lý các hành vi liên quan đến trẻ em tương đối phức tạp. Thời gian tới, sẽ bổ sung, sửa đổi Luật Trẻ em nhằm tăng cường xem xét đến vấn đề sử dụng lao động trẻ em, trẻ em lang thang, lao động trên đường phố, đưa vào các chế tài để xử lý. Trong đó cũng sẽ có biện pháp xử lý đối với cha mẹ, gia đình để trẻ đi bán hàng rong.

(Ông ĐẶNG HOA NAM, Cục trưởng Cục Trẻ em)

QUỲNH HOA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top