Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Hà Nội, Hải Dương cần tăng tốc xét nghiệm cộng đồng với người từ Đà Nẵng về

Thứ Ba 18/08/2020 | 16:21 GMT+7

VHO- Hiện nay Hà Nội mới chỉ lấy được khoảng 2/3 mẫu xét nghiệm và có 1/3 có kết quả; chậm tiến độ so với dự kiến, có thể làm thay đổi kế hoạch kiểm soát dịch bệnh. Trong khi đó, tại Hải Dương đang gấp rút tiến hành các biện pháp truy vết, lấy mẫu xét nghiệm.

Hà Nội nên dịch chuyển thời điểm lấy mẫu xét nghiệm?

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, TP đã rà soát tổng số 100.090 người về từ Đà Nẵng, trong đó số về từ ngày 15.7 là 77.150 người. Từ chiều ngày 8.8 đã triển khai lấy mẫu xét nghiệm PCR cho những người từ Đà Nẵng về trong thời gian từ 15-29.7 gửi các đơn vị của Bộ Y tế xét nghiệm, đến hết ngày 16.8 đã lấy được 50.602 mẫu, đã có kết quả xét nghiệm PCR 28.478 mẫu, đều âm tính.

Có 13 đơn vị đã cơ bản triển khai xong việc lấy mẫu gồm Phúc Thọ, Ứng Hòa, Đan Phượng, Hoàn Kiếm, Sơn Tây, Thạch Thất, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ba Vì, Quốc Oai, Phú Xuyên, Sóc Sơn và Mê Linh. Như vậy còn khoảng 17 quận, huyện chưa hoàn thành việc khoảng 27.000 mẫu.

Quận Đống Đa (Hà Nội) dường như quá tải người từ Đà Nẵng về đến lấy mẫu xét nghiệm 

Trước đó, ngày 8.8, Bộ Y tế đã chỉ đạo TP Hà Nội triển khai lấy mẫu dịch họng để xét nghiệm PCR cho những người từ Đà Nẵng trở về trong thời gian ngày sau 15.7 và lấy mẫu máu để xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể với người từ ngày 7 - 15.7. TP Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành việc lấy mẫu trong 1 tuần (khoảng ngày 15. Tuy nhiên, đến ngày 12.8, Hà Nội mới lấy được 16.242 mẫu, có kết quả 11.039 mẫu âm tính; ngày 14.8, lấy được hơn 26.000 mẫu, có kết quả 18.423 mẫu, đều âm tính.

 

Với tốc độ này, ông Hoàng Đức Hạnh Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, số mẫu lấy tương đương khoảng 5.000 mẫu/ngày (chậm hơn so với dự kiến 10.000 mẫu/ngày) do gặp khó khăn về dụng cụ lấy mẫu và phương tiện bảo hộ. Song, những ngày tới sẽ có đủ mẫu và dự kiện hoàn thành vào tuần tiếp theo. “Mặc dù Hà Nội được Bộ Y tế (giao cho các bệnh viện: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Viện VSDTTW…), hỗ trợ xét nghiệm, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ, khó khăn nhất về mặt vật tư là que lấy mẫu và ống môi trường” , Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nói.

 

Việc phát sinh các ca bệnh mới liên quan đến Đà Nẵng và ca tiếp xúc F1 ở Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng điều này đã được lo lắng từ lâu. “Trước đó, chúng tôi đã tham mưu cho Bộ Y tế về việc xét nghiệm đối với Hà Nội. Tuy nhiên, tốc độ lấy mẫu và xét nghiệm là quá dài và với tình trạng chậm chễ hiện nay thì không đáp ứng được yêu cầu sàng lọc toàn bộ, mà để ngăn chặn dịch hiểu quả quan trọng nhất là phát hiện sớm các ca bệnh. Do đó cần phải chuyển dịch thời gian lên 1 tuần”, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương nói.

 

Theo PGS.Nguyễn Viết Nhung, lấy mẫu PCR có thể phát hiện ngay người bệnh, còn lẫy mẫu huyết thanh tìm kháng thể trong cơ thể người nào đó, nếu dương tính thì có thể đã mắc và khỏi, nhưng trong quá trình mắc bệnh người đó đã tiếp xúc và lây bệnh cho người khác. Do đó cần phải truy vết những người tiếp xúc. Và Hiện nay người từ Đà Nẵng về đã qua 14 ngày nên việc lấy mẫu xét nghiệm huyết thanh cần dịch chuyển thêm 1 tuần. “Đây thực sự là gian khổ cho hệ thống y tế”, lãnh đạo Bệnh viện Phổi Trung ương nhấn mạnh.

 

Năng lực xét nghiệm của Hải Dương sẽ tăng lên trong vài ngày tới

 

Cũng giống như Hà Nội, Hải Dương cũng đang tăng dần các ca lây nhiễm trong cộng đồng với 12 ca kể từ ngày 25.7. Để tiếp tục hỗ trợ toàn diện cho tỉnh Hải Dương trong việc khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch, Bộ Y tế giao Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai cử các đội công tác hỗ trợ, phối hợp với tỉnh Hải Dương trong việc điều tra dịch tễ, khoanh vùng, cách ly, dập dịch và thu dung, điều trị… nhằm sớm ngăn chặn, kiểm soát sự bùng phát của dịch bệnh trên địa bàn.

Các biện pháp phòng chống dịch được triển khai tại ngõ 64 Quang Trung (TP Hải Dương)

Trao đổi với phóng viên Văn Hóa trưa ngày 18.8, TS.BS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, đoàn công tác của Viện đã có mặt tại Hải Dương từ ngày 16.8 và ngay lập tức đã có buổi làm việc, khảo sát về tình hình dịch tại đây.

 

Theo T.S Phạm Quang Thái, dịch bệnh Covid-19 tại Hải Dương khá phức tạp tuy nhiên với giải mã gen vi rút gây bệnh Covid-19 tại Hải Dương cho kết quả giống mã gen virus SARS-CoV-2 tại Đà Nẵng đã phần nào khẳng định nguồn gốc vụ dịch tại đây. Người mang bệnh Covid-19 sớm nhất tại Hải Dương mang yếu tố mầm bệnh có thể trong khoảng thời gian từ ngày 24-28.7. Đến tuần đầu tiên tháng 8 đã đủ thời gian ủ bệnh làm người mắc bệnh nặng lên, điển hình như trường hợp bệnh nhân 867 khi phát hiện đã tổn thương phổi khá nặng. “Thời điểm hiện nay các trường hợp bệnh mới trong cộng đồng sẽ xuất hiện và bệnh có thể diễn biến nặng ở một số đối tượng nên tỉnh cần tập trung quyết liệt để khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm. Ngành y tế cần có phương án xét nghiệm với quy mô lớn để sàng lọc những trường hợp liên quan tới các ổ dịch. Đối với những người có dấu hiệu ho, sốt trong cộng đồng không có yếu tố dịch tễ rõ ràng cũng cần phải xét nghiệm”, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm nhận định.

 

Hải Dương hiện đang truy vết tích cực F1, F2 của các bệnh nhân bởi nhiều bệnh nhân đã nhiễm bệnh lâu rồi nên có thể đã kịp khỏi; đồng thời nâng công suất xét nghiệm lên. Việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm sẽ ưu tiên nhóm người có triệu chứng ho, sốt, người về từ Đà Nẵng trong thời gian ngày 22.7 đến nay, trước ngày 22.7 sẽ lấy máu để tìm kháng thể. TS Thái cũng cho hay, đoàn công tác đang triển khai tập huấn cho các đội truy vết, tiếp theo sẽ là tổ Covid- 19 cộng đồng. Ngay trong ngày 18.8, đã có 2 lớp tập huấn cho tổ truy vết tuyến huyện được thực hiện, đồng thời thiết lập đường dây liên lạc của tổ truy vết này với Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh để làm sao tất cả các trường hợp có mối liên hệ sẽ được phát hiện và lấy mẫu trong thời gian ngắn nhất có thể, khoanh vùng những nơi có bệnh nhân dương tính.

 

Cũng theo TS Thái, dự kiến Hải Dương sẽ xét nghiệm cho khoảng 5.000 người và đã sẵn sàng dụng cụ lấy mẫu, môi trường vận chuyển và sinh phẩm chuẩn đoán. Yếu tố quyết định thành công của chống dịch là truy vết tích cực và xét nghiệm khẩn trương. Lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã ban hành nghị quyết về tăng tốc lấy mẫu. Đã có 4 đơn vị ở Hải Dương có khả năng xét nghiệm, và nhiều đơn vị đã hỗ trợ Hải Dương về công tác xét nghiệm máy móc, kỹ thuật nên công tác xét nghiệm sẽ tăng lên rất nhanh trong vài ngày tới. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều phát sinh, trong những kịch bản bất lợi thì sẽ có nhiều đơn vị như Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai và các đơn vị khác hỗ trợ sẽ đáp ứng được ngay”, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm chia sẻ.

QUỲNH HOA - Ảnh: MINH HỒNG

 

 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top