Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Gắp sợi dây chuyền do bé 29 tháng tuổi nuốt vào dạ dày

Thứ Sáu 05/06/2020 | 11:12 GMT+7

VHO-  Tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An vừa thực hiện thành công gắp một dị vật là sợi dây chuyền bạc trong dạ dày cho cháu N.A, 29 tháng tuổi, ở xã Hưng Đông, TP Vinh (Nghệ An).

 Sợi dây chuyền được bác sĩ gắp ra khi bé nuốt vào dạ dày

Trước đó, trong lúc bất cẩn không để ý đến trẻ chơi một mình và không may nuốt phải sợi dây chuyền bạc, cháu N.A nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn và buồn nôn. Ngay sau đó gia đình đã đưa cháu vào nhập viện tại Khoa Tiêu hóa - Huyết học Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Qua thăm khám lâm sàng, thực hiện các biện pháp thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ thấy có hình ảnh một dị vật cản quang nằm sâu trong tá tràng của bé. Bác sĩ gây mê cho bé, nội soi dạ dày lấy ra sợi dây chuyền. Hiện sức khỏe bệnh nhi ổn định.

Chỉ tính riêng trong tháng 5.2020, Khoa Tiêu hóa - Huyết học Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã tiếp nhận 5 trường hợp hóc phải dị vật đường tiêu hóa. BS.CKII Nguyễn Thanh Khôi, Trưởng khoa Tiêu hóa – Huyết học Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết với trường hợp của bệnh nhân N.A, dị vật không sắc nhọn nhưng nằm sâu trong tá tràng nên cần phải nội soi dạ dày gây mê để lấy dị vật, tránh các tai biến có thể xảy ra. Theo BS.CKII Nguyễn Thanh Khôi, dị vật đường tiêu hóa là một cấp cứu trong đời sống sinh hoạt, mà trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ mắc phải nhất do tính hiếu động, gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu các bậc cha mẹ không phát hiện và xử trí kịp thời. Các vật như đồng xu, pin, kim khâu, tăm tre, que kẹo mút, xương cá, kẹp tóc, ghim giấy, ốc vít, nút áo… là những vật thường thấy trong đời sống hằng ngày thường trẻ do vô tình hay cố ý nuốt phải trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, chơi đồ chơi… Với những dị vật có hình thù sắc nhọn có thể gây rách ống tiêu hóa, chảy máu. Nếu dị vật để lâu có thể gây viêm thanh quản, viêm quanh cổ, áp-xe thực quản hay gây nhiễm khuẩn…

BS.CKII Nguyễn Thanh Khôi khuyến cáo phòng ngừa dị vật đường tiêu hóa thì gia đình để xa tầm tay trẻ những đồ chơi, vật dụng mà trẻ có thể cho vào miệng. Hướng dẫn trẻ ăn chậm, nhai kỹ, không cho trẻ vừa ăn vừa chơi, nói chuyện hoặc xem ti vi. Lưu ý các loại thức ăn có xương cần lọc kỹ, cắt nhỏ những thức ăn to, dai trước khi nấu. Lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi nghi ngờ trẻ bị dị vật đường tiêu hóa. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý điều trị cho trẻ tại nhà, không chữa theo mẹo dân gian, không cho trẻ cố nuốt thêm thức ăn với mục đích làm dị vật “trôi” xuống vì điều này có thể làm tổn thương thêm đường tiêu hóa và khiến bệnh thêm phức tạp.

PHẠM NGÂN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top