Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Dịch vụ đòi nợ gây hoang mang trong xã hội

Thứ Ba 26/05/2020 | 17:54 GMT+7

VHO-Chiều 26.5, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư (sửa đổi). Trong số 19 ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội, đã có nhiều ý kiến góp ý về qui định cấm đầu tư kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Đề xuất 2 phương án

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, về việc cấm đầu tư kinh doanh dịch vụ đòi nợ, nhiều ý kiến đề nghị không nên cấm trong khi một số ý kiến khác tán thành với Tờ trình của Chính phủ là cấm kinh doanh dịch vụ này.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh

“Về vấn đề này do còn nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin trình hai phương án để Quốc hội xem xét, quyết định: Phương án 1: xin được giữ quy định như dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, theo đó cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Vì thời gian qua, mặc dù đã có quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhưng nhiều doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng, biến tướng thành các băng nhóm tội phạm nhằm cưỡng đoạt tài sản, gây áp lực đối với con nợ, cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen, gây mất trật tự, an toàn xã hội, dẫn tới nhiều hệ quả xấu đối với xã hội.

Phương án 2: tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội không quy định cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” tại điểm h khoản 1 Điều 6 mà quy định tại Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như Luật Đầu tư hiện hành. Vì việc thuê một đơn vị trung gian đứng ra thu hồi nợ xuất phát từ nhu cầu thực tế của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ sử dụng các công cụ, biện pháp đạt kết quả, phù hợp với các quy định của pháp luật. Để hạn chế tiêu cực phát sinh, đề nghị cần bổ sung quy định điều kiện chặt chẽ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ để bảo đảm quản lý nhà nước đối với loại hình kinh doanh này”, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết.

Nên cấm vì dịch vụ đòi nợ thuê gây hoang mang trong xã hội

Thảo luận về dự thảo Luật, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) cho biết, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là loại hình kinh doanh có điều kiện nhưng thực tế hiện nay cho chúng ta thấy hoạt động dịch vụ đòi nợ của đa số các công ty đòi nợ lại đang biến tướng, bất chấp pháp luật, gây nhiều hành vi nguy hiểm khiến cho dư luận bất an. “Thực tế, đóng góp của ngành, nghề này không lớn hơn so với tác hại gây ra, đồng thời kinh doanh dịch vụ đòi nợ bản chất là quan hệ dân sự và các quan hệ xã hội được điều chỉnh ở pháp luật hiện tại. Do đó, tôi thống nhất với phương án của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình trong báo cáo vừa qua, tôi chọn phương án 1 là cấm đầu tư kinh doanh dịch vụ đòi nợ”, bà Tuyết nhấn mạnh.  

Nhiều đại biểu cho rằng nên cấm dịch vụ đòi nợ thuê vì dịch vụ này gây hoang mang trong xã hội

Đồng ý với quan điểm cấm loại hình kinh doanh này, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, ông chọn phương án 1 là đưa kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, vì trong thời gian qua hoạt động này đã gây bức xúc, nhức nhối trong xã hội và được quy định chuyển tiếp tại khoản 5 Điều 76 đối với doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ như trong dự thảo luật là chặt chẽ và đầy đủ.

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) cũng bày tỏ quan điểm: “Tôi ủng hộ quan điểm là cấm dịch vụ đòi nợ thuê. Đồng tình với lý luận của các đại biểu khác đã phát biểu, ở đây đã có một thời gian để tất cả chúng ta quan sát, không có một doanh nghiệp lao động nào mà người lao động chủ yếu là người xăm trổ, ba trợn, ba trạo. Công cụ lao động để đạt mục đích ở đây là dao, kiếm và phương thức, thủ đoạn để đạt mục đích là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực". Cũng theo vị đại biểu này, nếu không cấm loại hình kinh doanh này thì sẽ dẫn tới sự an nguy cho xã hội, thể hiện sự bất lực của nhà nước trong việc quản lý xã hội bằng pháp luật." Và cơ bản nữa, dịch vụ này gây hoang mang trong xã hội và một phần nào đó sẽ dẫn tới mất niềm tin của Nhân dân đối với lực lượng của chúng ta khi thực hiện việc quản lý xã hội”, đại biểu Bộ nhấn mạnh.

Về nội dung này, tiếp thu các ý kiến đóng góp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói: "Chiều nay chúng ta có rất nhiều ý kiến mà đa phần ủng hộ phương án 1 là cấm loại hình kinh doanh này. Trong quá trình thảo luận về vấn đề này Chính phủ cũng đã làm việc hết sức công phu, nghiên cứu, thảo luận, mời các chuyên gia, tổ chức các hội thảo, hội nghị rất nhiều lần và đã xem xét hết sức thận trọng. Cuối cùng đi đến quyết định chọn phương án cấm loại kinh doanh dịch vụ này, không đơn giản mà Chính phủ đưa ra như vậy. Tất nhiên kể cả ý kiến đồng ý hay không đồng ý đều có lý luận riêng, nhưng chúng tôi cho rằng phương án mà Chính phủ đề ra là đã có đầy đủ các cơ sở cũng như nhiều ý kiến đại biểu hôm nay rất sâu sắc và rất đúng. Tôi tha thiết xin đề nghị với các đại biểu Quốc hội ủng hộ phương án 1".

THU SÂM; ảnh: QUỐC HỘI – TRẦN HUẤN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top