Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Về việc lập đề án tổng thể Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh: Cần thể hiện cho được vai trò, tầm vóc của chiến dịch

Thứ Tư 26/02/2020 | 11:05 GMT+7

VHO- “Có một thực tế mà nhiều chuyên gia đã chỉ ra là, trong nhiều bảo tàng hiện nay đang có sự trùng lặp về nội dung trưng bày. Vì thế khi lập đề án tổng thể Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh cần phải đảm bảo không có sự trùng lặp về nội dung, tiếp cận các xu hướng trưng bày hiện đại, thể hiện được vai trò, tầm vóc và ý nghĩa của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử…”.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy tham quan Phòng trưng bày Chiến dịch Hồ Chí Minh

 Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đã lưu ý như vậy tại hội nghị trao đổi về quy hoạch Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh vào hệ thống bảo tàng quốc gia; đề xuất phục dựng Di tích lịch sử quốc gia Trại Đa-vít do Quân khu 7 vừa tổ chức tại TP.HCM.

Tại hội nghị, thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng, Phó Chính ủy Quân khu 7 cho biết tuy gọi là Phòng trưng bày Chiến dịch Hồ Chí Minh thuộc Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ - Bảo tàng Quân khu 7, nhưng từ khi được khánh thành, đưa vào phục vụ công chúng, khách tham quan trong nước và quốc tế từ năm 1990 đến nay, đơn vị có trụ sở riêng tại vị trí đắc địa số 2 Lê Duẩn (quận 1) TP.HCM. Đây là khu vực thu hút rất đông du khách quốc tế và công chúng trong nước đến tham quan bởi sức hấp dẫn của cụm di tích hiện có gồm Dinh Độc lập, Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng TP.HCM…

Phòng trưng bày Chiến dịch Hồ Chí Minh hiện có hai khu vực trưng bày ngoài trời và trong nhà với hơn 560 hiện vật gốc, 108 ảnh tư liệu và 36 tài liệu khoa học. Trong đó có một bảo vật Quốc gia là Sổ trực ban tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh. Nằm ngay vị trí trung tâm thế nhưng hệ thống cơ sở vật chất của Phòng trưng bày đã xuống cấp, nội dung trưng bày lạc hậu, thiếu sức hấp dẫn đối với du khách cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu tham quan của công chúng trong nước và quốc tế. Đặc biệt là chưa tương xứng với vai trò, tầm vóc và ý nghĩa của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Do đó từ năm 2017, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã đề xuất tiến hành xây dựng hồ sơ xếp hạng, đưa Phòng trưng bày Chiến dịch Hồ Chí Minh vào hệ thống bảo tàng quốc gia. Theo thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng, nếu được quy hoạch khoa học tổng thể, Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh sẽ là điểm đến không thể thiếu của du khách trong và ngoài nước. Bởi từ các điểm du lịch hiện có như Dinh Độc lập, Bưu điện TP.HCM, Nhà thờ Đức Bà, Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng TP.HCM… du khách chỉ mất vài phút đi bộ đến tham quan Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Nhấn mạnh sự cần thiết của việc lập đề án quy hoạch Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh vào hệ thống bảo tàng quốc gia, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam lưu ý, quá trình thực hiện phải tính toán phương án nội dung trưng bày đa dạng và phong phú, có trọng điểm, theo hướng hiện đại… nhằm đáp ứng nguyện vọng và mong muốn của các tầng lớp nhân dân. Qua đó góp phần giáo dục truyền thống cách mạng đến các thế hệ hôm nay và mai sau, phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan của công chúng trong nước và du khách quốc tế, thúc đẩy phát triển du lịch. Đề án cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, tầm vóc, vai trò của Chiến dịch Hồ Chí Minh. Trên cơ sở ý kiến của Bộ VHTTDL, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục hoàn thiện đề án.

Thống nhất về chủ trương lập đề án Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết, Bộ VHTTDL sẵn sàng hỗ trợ về chuyên môn để Bộ Quốc phòng hoàn thiện đề án tổng thể. Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh, đề án phải thể hiện được vai trò, tầm vóc và ý nghĩa của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Nội dung trưng bày cần có trọng tâm, tránh trùng lặp về nội dung, tiếp cận phương pháp trưng bày hiện đại… nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tham quan, học tập của công chúng trong nước và du khách quốc tế.

Về nội dung phục dựng Di tích lịch sử quốc gia Trại Đa-vít, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy thống nhất với Bộ Quốc phòng giao Quân khu 7 thực hiện, hoàn thiện xây dựng đề án. Cơ quan quản lý văn hóa TP.HCM cùng hỗ trợ về chuyên môn lập hồ sơ phục dựng, Bộ VHTTDL sẽ kiểm tra và thẩm định nội dung liên quan theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và những quy định khác có liên quan nhằm đảm bảo giữ gìn yếu tố gốc của di tích, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa. 

HOÀNG HẢI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top