Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Có một kho cổ vật khủng của… tư nhân

Thứ Năm 23/01/2020 | 12:53 GMT+7

VHO- Từ một doanh nhân trong ngành nông nghiệp, tình cờ ông “bén duyên” với sưu tầm cổ vật. Qua ba mươi năm ông miệt mài sưu tầm cho đến tham gia thăm dò, khai quật những con tàu cổ đắm… Hiện ông đang sở hữu một số lượng khủng đến 62 nghìn cổ vật.

Những chiếc đĩa cổ Chu Đậu có giá vài tỉ đồng/chiếc

Điều ngạc nhiên là, ông luôn nghĩ những cổ vật này là di sản văn hoá chứ không phải là tài sản đơn thuần và làm thế nào giới thiệu rộng rãi đến với công chúng trong và ngoài nước.

Ông là Đoàn Sung (hiện đang ở TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) đến với cổ vật đã tròn 30 năm từ một câu chuyện hết sức tình cờ. Năm 1989, một người bạn ở Đà Nẵng có cái nhung con nai đựng trong đĩa cổ. Vì muốn mua cái nhung đó để tặng bà nội nên ông phải mua “combo” nhung nai và đĩa cổ. Năm 1989, khi chuyển về TP.HCM làm ăn, ông mang theo cái đĩa cổ, chính cái đĩa cổ này là mối duyên giúp ông say mê, tìm tòi và yêu đồ cổ từ lúc nào chẳng biết.

1.000 cổ vật được mua về từ phiên đấu giá tại Amsterdam - Hà Lan năm 2007. Toàn bộ cổ vật này có niên đại thời nhà Thanh thế kỷ XVIII từ con tàu đắm cổ được khai quật năm 1989 - 1990 tại vùng biển Cà Mau

Năm 1990, con tàu đắm ở Hòn Dầm, Phú Quốc (Kiên Giang) được phát hiện và khai quật. Vợ ông là bà Võ Thị Hạnh Dung đã mua hết cổ vật của con tàu ở Hòn Dầm mang về TP.HCM. Năm 1993 lại mua tiếp con tàu đồ đá Hà Tiên. Rồi đến năm 2003 khi con tàu chở đồ cổ gốm sứ Chu Đậu của người Việt được phát hiện ở Cù Lao Chàm được Nhà nước phối hợp với một đơn vị của nước ngoài tiến hành khai quật. Đây là cuộc khai quật lớn nhất từ trước tới nay về quy mô cũng như hiện vật thu được. Nhưng do con tàu bị chìm quá sâu, hiện vật thu được cũng khá nhiều nhưng khi bán đấu giá thì thu được giá trị không cao lại bỏ nhiều chi phí nên các công ty nước ngoài không tiếp tục hợp tác khai quật. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Quảng Nam kêu gọi tìm kiếm các doanh nghiệp hợp tác để khai quật. Lúc bấy giờ, ông thành lập Công ty CP Đầu tư, Phát triển Đoàn Ánh Dương (gọi tắt Công ty Đoàn Ánh Dương) là đối tác để khai quật con tàu giai đoạn 2 và đã thành công ngoài mong đợi.

Năm 1991, bà Võ Thị Hạnh Dung sưu tầm từ ngư dân của địa phương toàn bộ 200 cổ vật của con tàu đắm trong vùng thương cảng Hà Tiên (toàn bộ cổ vật này được Bảo tàng Lịch sử TP.HCM giám định có từ thế kỷ XVIII)

Sau khi khai quật con tàu đắm ở Cù Lao Chàm thành công, ông tiếp tục tìm các con tàu khác để khai quật. Có rất nhiều cổ vật được khai quật từ các con tàu đắm cổ được Nhà nước đem bán đấu giá ở nước ngoài mà ông còn thiếu những loại cổ vật đó. Năm 2017, Công ty Đoàn Ánh Dương trực tiếp đến Amsterdam - Hà Lan để đấu giá mua hơn 1.000 cổ vật để mang về nước. Từ trước đến giờ, Nhà nước chỉ xuất cổ vật ra nước ngoài bán chứ chưa có trường hợp nhập cổ vật từ nước ngoài về Việt Nam. Do đó, rất khó khăn trong việc hưởng các chế độ ưu đãi về thuế cũng như các thủ tục vì chưa có quy định, hướng dẫn để thực hiện nhập loại hàng hóa đặc biệt này. Loay hoay mãi mất nhiều tháng trời, qua nhiều thủ tục mới nhận được hàng.

Năm 2012, Quảng Ngãi phát hiện con tàu đắm cổ tại Bình Châu, Công ty Đoàn Ánh Dương đã tham gia dự thầu, trong số trên 10 đơn vị tham gia dự thầu, Công ty Đoàn Ánh Dương có đủ năng lực nên đã trúng thầu. Vì con tàu đắm nằm gần bờ nên Công ty Đoàn Ánh Dương dùng phương pháp đóng cừ lá sen để quay lại giữa biển và hút hết nước nên việc khai quật chẳng khác nào trên đất liền.

Toàn bộ cổ vật từ con tàu đắm tại La Gi Bình Thuận được sưu tầm năm 2007

Từ trước tới nay Nhà nước tiến hành khai quật các con tàu bằng hình thức xã hội hóa, nhưng sau đó lại đi bán hết tất cả các cổ vật. Quan điểm của ông cổ vật là di sản chứ không phải là tài sản đơn thuần, do đó cần phải bảo tồn để phát triển kinh tế cho quốc gia. Cho nên những con tàu như vậy, một là Nhà nước độc quyền khai thác để gìn giữ những tài sản vô giá. Còn việc xã hội hóa là việc không nên làm mặc dù từ xưa tới nay Công ty Đoàn Ánh Dương đã tham gia việc khai quật này và rất mong muốn được tiếp tục làm. Tuy nhiên theo ông, đã là doanh nghiệp thì có lúc thành lúc bại, chẳng may gặp thất bại, họ sẽ bán những cổ vật này và chắc chắn phần lớn sẽ bán ra nước ngoài. Vì vậy, những con tàu đắm Nhà nước có chính sách tưởng thưởng xứng đáng cho người phát hiện và Nhà nước đứng ra khai quật và cổ vật thu được là tài sản của toàn dân. Còn Nhà nước và doanh nghiệp nên hợp tác theo hình thức giao những cổ vật này cho doanh nghiệp bảo quản và khai thác, như vậy tài sản này không bị mất đi mà có khả năng sinh lời.

Hiện Công ty Đoàn Ánh Dương đã khai quật được 9 con tàu đắm cổ và sở hữu hơn 62 ngàn cổ vật. Trong quá trình thăm dò khai thác các con tàu cổ đắm trên biển Việt Nam, Đoàn Ánh Dương nhận thấy Việt Nam có gốm sứ Chu Đậu được khai quật từ Cù Lao Chàm, mình có gốm sứ, có nhiều thương cảng…, Trong giai đoạn đó Việt Nam đã giao thương với nhiều quốc gia khác. Đã có “Con đường tơ lụa trên biển” thì tại sao không có “Con đường gốm sứ trên biển”. Ông đã đề xuất ý tưởng này ở một hội thảo tại Nha Trang và được đa số các đại biểu tán thành. Ấp ủ giấc mơ bấy lâu nay đã thành hiện thực.

Ông Đoàn Sung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư phát triển Đoàn Ánh Dương

Cuối tháng 12.2019 vừa qua, Công ty Đoàn Ánh Dương đã trưng bày mô hình “Con đường gốm sứ trên biển” tại Bảo tàng Quảng Ngãi trên phần đất đã được xã hội hóa với hơn 10 ngàn cổ vật được tuyển chọn từ 62 ngàn cổ vật mà Đoàn Ánh Dương đang sở hữu. Đây là mô hình xã hội hóa đầu tiên của Việt Nam. Công ty Đoàn Ánh Dương đã đề xuất mô hình này từ 2012 từ việc gìn giữ các hiện vật, việc khai quật các con tàu cổ đắm, việc sưu tập nhập các cổ vật và gìn giữ đến việc xã hội hóa để trưng bày. Ông luôn ao ước, Việt Nam sẽ dần dần đi đến hướng giao bảo tàng cho các doanh nghiệp vận hành quản lý để quảng bá đến với du khách trong và ngoài nước, tránh lãng phí tài nguyên quốc gia.

Khi được hỏi suốt 30 năm qua, ông chỉ sưu tầm, mua về cổ vật để làm phong phú cho bộ sưu tập của mình, ông vui vẻ cho biết là ông phải bán dần những bất động sản đã gầy dựng từ thời là doanh nhân làm nông nghiệp. Ông còn “bật mí” có những đĩa cổ mà ông đang sở hữu có giá bằng… căn nhà mặt tiền ở Sài Gòn nhưng bất cứ giá nào thì ông cũng không bao giờ bán bớt bất cứ cổ vật nào mà ông đang sở hữu.

Phương Nam

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top