Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) 2020: Hướng đến thế hệ tiếp theo

Thứ Hai 13/01/2020 | 11:21 GMT+7

VHO- Diễn ra từ ngày 12 - 16.1 tại Bandar Seri Begawan (Brunei) với chủ đề “ASEAN: Cùng hướng đến thế hệtiếp theo của du lịch” (ASEAN: Together Towards A Next Generation of Travel), Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) 2020 sẽ thảo luận nhiều vấn đề quan trọng về du lịch của khu vực. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Quang Tùng làm trưởng đoàn tham dự Diễn đàn.

 Du lịch ASEAN tiếp tục thể hiện sự gắn kết

 Các hoạt động chính sẽ diễn ra trong khuôn khổ ATF 2020 gồm: Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và các nước đối tác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ); Hội nghị Cơ quan du lịch quốc gia ASEAN; Hội nghịCơ quan du lịch quốc gia ASEAN và các nước đối tác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ); Phiên họp tham vấn du lịch ASEAN- Nga và Hội chợ Du lịch TRAVEX.

ASEAN sẽ ra tuyên bố chung về du lịch số

Ngày 12.1 đã diễn ra hoạt động đầu tiên là Hội nghị Cơ quan du lịch quốc gia (NTOs) ASEAN lần thứ 51. Đoàn Việt Nam do Phó Tổng cục trưởng TCDL Hà Văn Siêu làm trưởng đoàn tham dự Hội nghị. Tiếp đó trong 2 ngày (12 - 13.1), Hội nghị tập trung xem xét báo cáo của 4 Ủy ban Hợp tác du lịch ASEAN, bao gồm: Ủy ban Cạnh tranh du lịch ASEAN; Ủy ban Phát triển du lịch bền vững và toàn diện ASEAN; Ủy ban Giám sát nghề du lịch ASEAN và Ủy ban Nguồn lực, giám sát và đánh giá du lịch ASEAN. Cùng với đó, Hội nghị sẽ cập nhật kết quả mới nhất việc triển khai Chiến lược Du lịch ASEAN 2016- 2025, kết quả hoạt động du lch ASEAN 2018- 2019.

Báo cáo hội nghị lần thứ 8 Ủy ban Phát triển du lịch toàn diện và bền vững ASEAN (ASITDC) do Philippines làm Chủ tịch ASITDC đề cập một số nội dung: Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và khu vực tư nhân; An ninh và an toàn du lịch, bảo vệ di sản và quản lý điểm đến; Môi trường và biến đổi khí hậu; Du lịch tiếp cận cho tất cảmọi người. Còn tại Hội nghị lần thứ 22 Ủy ban Giám sát nghề du lịch ASEAN (ATPMC), Chủ tịch Ủy ban ATPMC Myanmar đề nghị xem xét và thông qua báo cáo cho ýkiến chỉđạo vềmột sốnội dung: Thành lập Ban Thư ký khu vực triển khai Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch (MRA-TP); Mở rộng việc triển khai MRA-TP đối với các chức danh nghề trong lĩnh vực khách sạn và du lịch bao gồm việc xây dựng Tiêu chuẩn chức năng ASEAN về nghề MICE vànghềSpa; Kế hoạch công tác MRA-TP 2019-2023 và Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ASEAN. Hội nghị lần thứ 8 Ủy ban Nguồn lực, giám sát và đánh giá du lịch ASEAN (ATRMEC) do Thái Lan làm Chủ tịch xin ý kiến về: Hệ thống giám sát và đánh giá Chiến lược du lịch ASEAN giai đoạn 2016-2025, xem xét và thông qua các dự án đề xuất cho năm 2020 được cấp kinh phí từ Quỹ NTO ASEAN.

Tại Hội nghị, Trưởng cơ quan du lịch các nước ASEAN cũng thảo luận về Hợp tác với các tổ chức ASEAN khác, Hợp tác với các đối tác đối thoại ASEAN (ASEAN + 3: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Hợp tác du lịch ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Nga, Hợp tác du lịch tiểu vùng Mekong mở rộng… Các nước thành viên cũng sẽ cập nhật tình hình thủ tục về MRA-TP, kết quả hợp tác du lịch trong ASEAN, hợp tác với các đối tác đối thoại của ASEAN, các tổ chức quốc tế. Đồng thời, hội nghị sẽ rà soát các nội dung phục vụ các Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN và ASEAN với các đối tác.

Đặc biệt tại Hội nghị, Cơ quan du lịch các quốc gia ASEAN đã nhất trí đưa “du lịch số” trởthành một trong những hoạt động chính được triển khai từ năm nay, như một hình thức để nâng cao trải nghiệm cộng đồng trong việc tiếp cận thông tin vàdịch vụ. Đồng thời, đề ra sáng kiến xây dựng Tuyên bố chung về Du lch số ASEAN đểcác nhà Lãnh đạo ASEAN xem xét và thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 37 tại Việt Nam cuối năm 2020.

Việt Nam là đầu mối nhiều nội dung quan trọng

Theo phân công của du lịch khối ASEAN, thời gian qua Việt Nam đã đảm nhận vai trò đầu mối, chủ trì một số nội dung quan trọng như Chủ tịch Ủy ban Xúc tiến quảng bá du lịch ASEAN, Chủ tịch Ủy ban Nguồn lực, giám sát và đánh giá du lịch ASEAN, PhóChủ tịch Ủy ban Phát triển du lịch bền vững và bao trùm ASEAN và hiện là PhóChủtịch Ủy ban Giám sát nghề du lịch ASEAN (2020- 2021). Việt Nam cũng là đầu mối xây dựng sản phẩm du lịch đường sông, có đóng góp quan trọng trong việc thực hiện Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về lao động du lch. Hiện nay Du lịch Việt Nam đang chủtrìdựán “Xây dựng và triển khai Chiến lược ASEAN về sự tham gia của cộng đồng địa phương và khối tư nhân trong phát triển du lịch” vàdự án phát triển sản phẩm mới “Chương trình du lịch tham quan lễ hội truyền thống ASEAN”.

Phát biểu tại Hội nghị NTOs 2020, Trưởng đoàn Việt Nam Hà Văn Siêu cho biết: “Chuẩn bịcho Năm Chủtịch ASEAN 2020, TCDL Việt Nam đãtham gia Tiểu ban Tuyên truyền - Văn hóa ASEAN 2020 vàchuẩn bị để phối hợp với các ngành, các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tranh thủ quảng bá du lịch với mục tiêu tạo ấn tượng tốt đẹp vàgóp phần vào thành công chung của Năm Chủtịch. Tháng 7.2019, tại Hội nghịNTOs, các Trưởng Cơ quan Du lịch Quốc gia ASEAN đã thống nhất sẽ đề xuất với các Bộ trưởng Du lịch ASEAN về sáng kiến xây dựng Tuyên bố chung về Du lịch số, dự kiến xem xét và thông qua bởi các Nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 37 tại Việt Nam tháng 11.2020”. Ông Hà Văn Siêu cũng thông tin: Thông qua kênh Kinh tế của Năm Chủ tịch ASEAN 2020, Du lịch Việt Nam đang đề xuất một sáng kiến về “Chuyển đổi số trong kết nối phát triển du lịch di sản ASEAN”, bám sát Ưu tiên thứ 2 của Năm Chủ tịch về “Thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của Cách mạng Công nghiệp 4.0”.

ASEAN là một trong những thị trường, đối tác quan trọng nhất của du lịch Việt Nam. Trong năm 2019 khách từ ASEAN tới Việt Nam đạt gần 2,1 triệu lượt, chiếm khoảng 11,6% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Các thị trường nguồn lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN năm 2019 gồm: Malaysia (đạt 606.200 lượt, chiếm 3,4% tổng lượng khách), Thái Lan (đạt 509.800 lượt, chiếm 2,8% tổng lượng khách), Singapore (đạt 309.000 lượt, chiếm 1,7% tổng lượng khách), Campuchia (đạt 227.910 lượt, chiếm 1,3% tổng lượng khách). Nếu tính cả các nước đối tác chính (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độvà Nga) thì thị trường nguồn ASEAN và các nước đối tác chính chiếm khoảng 77,5% tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam năm 2019. Vì vậy, hợp tác đa phương trong khuôn khổ ASEAN đóng vai trò quan trọng trong hợp tác quốc tế về du lịch của Việt Nam.

TỐ LINH - HÀ ANH (từ Brunei)

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top