Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Thưởng Tết là một trong những biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp

Thứ Tư 08/01/2020 | 16:13 GMT+7

VHO- Các doanh nghiệp luôn mong muốn có thưởng Tết cho người lao động, dù còn phụ thuộc vào sản xuất kinh doanh như một sự ghi nhận, như đạo lý văn hoá mà các doanh nghiệp đang cố gắng thực hiện trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp của mình.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (LĐLĐ VN) Trần Thanh Hải chia sẻ tại buổi gặp mặt báo chí về tình hình lương thưởng Tết năm 2019 và phương hướng năm 2020. “Dù thưởng lớn hay nhỏ thì phần thưởng như một sự ghi nhận của doanh nghiệp đối với sự đóng góp của người lao động trong năm qua. Tổng LĐLĐ VN có chủ trương đưa Tết đến với mọi lao động, các cấp công đoàn đang triển khai tích cực với tinh thần Tết năm nay tốt hơn Tết năm ngoái”, ông Trần Thanh Hải nói.

Ông Trần Thanh Hải chia sẻ tại buổi gặp mặt

Theo chỉ đạo của Tổng LĐLĐ VN, công đoàn cơ sở phải cập nhật tình hình lương thưởng tết cho người lao động, cả hệ thống công đoàn phải chăm lo cho người lao động. Vào ngày làm việc đầu tiên sau nghỉ Tết Nguyên đán, Tổng LĐLĐ VN sẽ nghe báo cáo về kết quả chăm lo tết cho người lao động của hệ thống công đoàn cơ sở; yêu cầu từng đơn vị, từng ngành phải chủ động trong điều kiện cho phép , người sử dụng lao động chăm lo tết và công đoàn chăm lo tết cho nlđ thế nào.

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, tiền thưởng được coi là kết quả làm việc một năm, nhưng trong nền kinh tế hiện nay, có doanh nghiệp kinh doanh tốt, có doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nên để cũng mong người lao động hiểu rằng đó thưởng Tết dù ít, nhiều là nỗ lực lớn nhất của người sử dụng lao động dành cho người lao động. Tổng LĐ đã có chỉ đạo các cấp Công đoàn cơ sở dành sự quan tâm đặc biệt cho ba đối tượng, đó là những người lao động, mà người sử dụng lao động quá khó khăn, đã cố gắng chăm lo nhưng số tiền quá nhỏ. Cần thống kê xem có bao nhiêu trường hợp, bao nhiêu doanh nghiệp như vậy để Công đoàn cấp trên góp sức cùng với người sử dụng lao có kế hoạch hỗ trợ cho đối tượng đó, để họ nhận được sự động viên, cố gắng trong năm tới. Đối tượng thứ hai là doanh nghiệp chưa có kế hoạch về tiền thưởng Tết để tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương để sớm công bố tiền lương, tiền thưởng để người lao động yên tâm, tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp. Đối tượng thứ ba là các doanh nghiệp bất khả kháng không có điều kiện trả tiền lương cho người lao động, nguy cơ bỏ trốn thì công đoàn các cấp cần bám sát tham mưu kịp thời, có giải pháp phù hợp để bảo vệ quyền lợi, đảm bảo người lao động có Tết.

“Văn hoá người Việt là Tết Nguyên đán. Nhiều người lao động vì hoàn cảnh, lập gia đình rồi sinh con nên chưa có dịp về quê với bên nội - ngoại thì Tết sum vầy với họ là vô cùng ý nghĩa. Do đó Tổng LĐLĐ VN cũng đề nghị các Công đoàn cơ sở ưu tiên, tạo điều kiện với những đối tượng này được về ăn Tết an toàn, kịp thời, sum vầy với gia đình”, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chia sẻ.

“Lương thưởng cuối năm thường dễ dẫn đến các xung đột và tranh chấp, đình công của người lao động. Từ tháng 11.2019, Tổng LĐLĐVN đã có văn bản yêu cầu công đoàn cơ sở nắm bắt tiền lương, thưởng dịp Tết, chủ động phối hợp với chủ lao động thực hiện việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2020, kèm với các chế độ, quyền lợi khác; xây dựng quy chế thưởng cho người lao động.

QUỲNH HOA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top