Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Để trống quân vang mãi...

Thứ Tư 01/01/2020 | 12:18 GMT+7

VHO- Thôn Đan Nhiễm, xã Khánh Thượng (Thường Tín, TP Hà Nội) là địa phương duy nhất vẫn còn lưu giữ làn điệu trống quân. Ở đây, từ bao năm nay, từ người già đến người trẻ, ai cũng đều biết hát trống quân.

 Mi khi nghe c Vy hát trng quân, đám tr nh trong làng li xúm xít, vây quanh, hòa nhp để mong c truyn thụ

Những câu hát ấy đã trở thành nguồn sữa, một mạch ngầm văn hóa nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ.

Vào một ngày mới đây, chúng tôi trở lại Đan Nhiễm để gặp những người yêu văn hóa ấy. Ở đây, dường như ai cũng biết hát trống quân, nhưng người mà được mọi người nhắc đến nhiều nhất chỉ có duy nhất cụ Vẫy. Ngôi nhà nhỏ của cụ nằm sát mép con sông Nhuệ lúc nào cũng vui như tết. Bởi cũng đúng thôi, bất cứ ai đến đây cũng đều được cụ “thết đãi” bằng những câu hát trống quân chẳng muốn rời. Hôm ấy, sau khi “khoản đãi” các vị khách từ xa đến, cụ Vẫy cứ “phăng teo” kể cho chúng tôi nghe bao điều thú vị về nguồn gốc, xuất xứ cũng như vẻ đẹp giá trị ẩn chứa trong từng lời ca tiếng hát trống quân. Cụ Vẫy năm nay đã ngoài tám mươi, mắt vẫn tinh tường, răng vẫn đều chằn chặn, kể chuyện về hát trống quân thì không ai ngoài cụ. Miệng chúm chím nhai trầu, tay khua khua theo điệu hát, cụ Vẫy bắt đầu kể chuyện ngày xửa ngày xưa. Câu chuyện của cụ không gò bó, gượng ép mà cứ tự nhiên gợi bao điều về lịch sử thăng trầm của điệu hát trống quân. Vui có, buồn có, thậm chí mai một cũng có. Điều đó toát lên ở một tâm hồn thanh bạch, lúc nào cũng đau đáu mong muốn gìn giữ di sản đến tận cùng.

“Thưa cụ, trống quân quê mình có từ bao giờ?”, tôi hỏi. “Tôi cũng không rõ lắm đâu, cũng chỉ nghe các cụ trong làng truyền tai nhau kể rằng, bấy giờ Đức vua Quang Trung dẫn đoàn quân của mình xung trận. Cuộc hành trình đánh giặc khiến “ba quân tướng sĩ” vô cùng mệt mỏi. Đức vua ngày đêm lo lắng, e rằng với tinh thần như vậy thì không thể nào đánh thắng nổi giặc, thậm chí còn thua trận. Ngài mới nghĩ ra một làn điệu hát, đánh thức quân thần, khích lệ tướng sĩ. Đầu tiên Ngài cho hai đôi nam giả gái, để cùng hát đối đáp. Không có nhạc cụ làm khí giới, ông ra lệnh cho toàn quân đào những chiếc hố nhỏ rồi dùng mâm đậy lên, tay vỗ vào bề mặt, tạo ra tiếng vang. Trống quân ra đời từ đó. Không ngờ, chỉ một mẹo nhỏ, lời hát đơn giản lại có thể làm cho tinh thần quân sĩ trở nên phấn chấn đến thế.

Có đến gần nửa thế kỷ hát trống quân, trong cuộc đời mình cụ vẫn không thể nào nhớ nổi đã có bao nhiêu lần theo chúng bạn đi hát đối đáp ở các làng bên sông. Hồi ấy, hát trống quân rộ lên ở khắp nơi, không chỉ ở riêng Khánh Thượng mà các xã lân cận cũng cùng nhau hát trống quân như Nhị Khê, Hòa Bình, Dũng Tiến, Nghiêm Xuyên…v.v. Những câu hát đối đáp ngọt ngào dư vị tình yêu, chất chứa trí tuệ, ăm ắp cảm xúc lan tỏa khắp các nơi sân đình, xóm ngõ. Không ít nơi hát trống quân được sưu tầm, trở thành nét sinh hoạt chính trong các phiên chợ. Bao giờ cũng vậy, bất cứ buổi hát trống quân nào cũng đều “lôi kéo” được trai thanh, gái lịch tham gia, những người đứng ở ngoài cuộc thì vỗ tay tán thưởng, khiến cuộc hát trở nên sôi nổi, khích lệ người hát tiếp tục cống hiến hơn nữa. Không ai nhớ rõ ngày, tháng, năm nào, chỉ biết hát trống quân ở Khánh Thượng đã đi qua rất nhiều mùa trăng, trở thành nét sinh hoạt văn hóa đầm ấm, tưng bừng từ làng trên xóm dưới, trải qua nhiều thế hệ.

Tuy nhiên không ai biết để hát trống quân tồn tại đến hôm nay đã có biết bao thăng trầm, trải qua bao biến thiên, thậm chí có lúc tưởng rơi vào quên lãng. Bởi vì đâu lại như vậy? Chỉ có thể tìm thấy câu trả lời ở sự khắc nghiệt của thời gian, sự trớ trêu của lòng người. Ai cũng biết, hát trống quân thường diễn ra giữa trai gái bên kia sông với bên này sông. Nó ấm áp, thú vị, tình tứ. Nhưng giờ đây sông Nhuệ, đoạn chảy qua Khánh Thượng, một điểm hẹn văn hóa của các đôi trai gái quanh làng, thường chèo thuyền thúng sang hát, đang bị đe dọa nghiêm trọng...

 VŨ MINH PHÚC

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top