Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Người đam mê vẽ tranh Bác Hồ

Thứ Hai 30/12/2019 | 11:20 GMT+7

VHO- Chưa từng trải qua trường lớp chuyên nghiệp về hội họa nhưng họa sĩ Xuân Phúc đã có tới hơn 2.000 bức chân dung về Chủ tịch Hồ Chí Minh sau suốt 40 năm làm nghề. Cũng từ đây, ông trở thành một trong những họa sĩ vẽ về Bác nhiều và thành công nhất hiện nay.

 Họa sĩ Trần Xuân Phúc bên cạnh bức chân dung của Người

Sinh ra, lớn lên trong gia đình có truyền thống hội họa nên con đường nghệ thuật này cũng gắn bó với ông cả một đời người. Ngay từ nhỏ, họa sĩ Xuân Phúc đã được cha là họa sĩ Trần Xuân Vị dạy vẽ tranh truyền thần. Khi ấy, cha ông vẫn là cán bộ Phòng Văn hóa tỉnh. Trong một lần Bác về thăm Thanh Hóa, họa sĩ Trần Xuân Vị có vinh dự được ngồi gần. “Sự dung dị và tình yêu thương của Bác dành cho đồng bào đã khiến cha tôi ao ước vẽ tranh truyền thần về Người. Sau đó, ông truyền lại khao khát đó cho những đứa con của mình”, họa sĩ Xuân Phúc kể.

Đôi mắt hiền hòa, vầng trán cao, chòm râu và mái tóc trắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã in sâu vào tâm thức của cậu bé Xuân Phúc khi ấy qua những bức tranh của cha mình. Họa sĩ Xuân Phúc cũng không nhớ chính xác vẽ về Bác từ khi nào nhưng chỉ nhớ mỗi khi cầm bút vẽ tranh truyền thần, hình ảnh về vị Cha già của dân tộc luôn hiện lên trong suy nghĩ ông đầu tiên. Lý giải cho sự đam mê đó, ông chỉ nói rằng, những nét đẹp về Người đã thôi thúc ông tiếp tục công việc này.

Năm 1981, dù đang học lớp 10 (hệ 4 năm) nhưng họa sĩ Xuân Phúc vẫn tham gia nhập ngũ vào một đơn vị thuộc Quân khu 4. Ba năm sau, ông được ra quân với cấp bậc Thượng sĩ và công tác tại Công ty Chiếu bóng thị xã Thanh Hóa. Tất bật với công việc trong quãng thời gian đó nhưng chưa khi nào ông rời xa cây cọ vẽ, hộp màu cùng những bức tranh về Bác Hồ. Bức tranh đầu tiên của ông được bạn bè biết tới và thán phục là bức vẽ về Người khổ lớn được treo tại phòng truyền thống của Sư đoàn.

Vẽ nhiều về Bác nhưng khi ấy, họa sĩ Xuân Phúc vẫn chưa có chút tiếng tăm nào. Phải đến năm 1997, gia đình ông chuyển ra Hà Nội. Họa sĩ Xuân Phúc vẫn miệt mài vẽ về Bác và gửi bán ở phòng tranh trên phố Đinh Tiên Hoàng. Không ngờ, nhiều bức tranh như “Bác Hồ chào”, “Bác Hồ đọc báo”, “Bác Hồ với bộ đội”, “Bác Hồ với công an”… được nhiều người yêu thích và liên tục đặt mua. Có khi, tranh vẽ chưa kịp ráo mực đã có người đến mua. “Tôi không chỉ vui vì tranh về Bác giúp gia đình có cuộc sống sung túc mà hơn cả, những thông điệp về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được lan tỏa trong xã hội”, vị họa sĩ chia sẻ.

ĐÌNH TOÁN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top