Làm sao để nghệ thuật trong không gian công cộng phát triển?: Cần loại bỏ quan niệm hẹp hòi, quanh quẩn...

VHO- Không ít ý kiến cho rằng, quan niệm nghệ thuật công cộng hiện nay ở ta vẫn còn tư tưởng hẹp hòi, quanh quẩn vẫn chỉ là những tượng đài, phù điêu, trong khi không gian kiến trúc lại chưa được chú ý đúng mức.

Làm sao để nghệ thuật trong không gian công cộng phát triển?: Cần loại bỏ quan niệm hẹp hòi, quanh quẩn... - Anh 1

Cần cởi mở trong cách nhìn nhận về không gian nghệ thuật công cộng

Đó là những vấn đề được nêu ra tại hội thảo “Nghệ thuật trong không gian công cộng” do Hiệp hội các Viện Văn hóa và Đại sứ quán châu Âu (EUNIC) phối hợp với Manzi Art Space vừa tổ chức tại Hà Nội. Ngoài ra, nhiều mảng, miếng khác cũng cho thấy sự phát triển của các tác phẩm nghệthuật trong không gian công cộng còn gặp nhiều rào cản.

Lúng túng...

Nhiều nghệsĩ đã có những chia sẻ về những khó khăn khi sáng tạo nghệ thuật trong không gian công cộng tại Việt Nam. Nhân sự kiện Hà Nội được UNESCO đề cử vào “Mạng lưới các Thành phố sáng tạo”, người trong cuộc đang hy vọng nhiều hơn vào việc chính quyền và các nhà quản lý sẽ nhìn nhận đúng mức về giá trị, cũng như tạo điều kiện cho các sáng tạo nghệthuật nơi công cộng.

Bấy lâu nay, nghệ thuật trong không gian công cộng vẫn còn là khái niệm tương đối xa xỉ đối với các nghệ sĩ ở Việt Nam. Lúng túng nhiều nhất là câu chuyện kiểm duyệt, cấp phép cho các tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm đương đại mang ngôn ngữ mới, phá cách khỏi những lối mòn. Những ví dụ thực tế được chính các nghệ sĩ đưa ra cho thấy nguyên nhân khiến cho nghệ thuật trong không gian công cộng ở ta chưa phát triển, phần nhiều vì quan niệm còn bị bó buộc, thiếu cởi mở. Giám tuyển dự án Phố bích họa Phùng Hưng, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn chia sẻ, trong hành trình làm dự án này, có nhiều thời điểm bị kiểm duyệt, áp đặt, công trình thậm chí bị đe dọa bỏ dở. “Thế nhưng đến khi ra mắt thì người dân và du khách lại được hưởng lợi rất nhiều. Phố bích họa Phùng Hưng nay đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội, song mãi đến giờ đã có giấy phép đâu...”, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn bộc bạch.

Nhà điêu khắc Mai Thu Vân, tác giả tham gia nhóm nghệsĩ sáng tạo chuỗi tác phẩm “Tháp” bày quanh hồ Hoàn Kiếm vừa khiến dư luận dậy sóng vì bị ứng xử thậm tệ, thì cho rằng hành trình sáng tạo của các nhóm nghệ sĩ với tác phẩm này là những kinh nghiệm đau đớn, tới lúc mang ra trải nghiệm cũng lại đau đớn. Không nhà quản lý nào chịu cấp tiền cho “tác phẩm nghệ thuật” quanh Hồ Gươm, lý do vì đây là không gian di sản, khá nhạy cảm. Và họ chỉ được cấp kinh phí dưới danh nghĩa “mô hình chiếu sáng”.

Tác phẩm nghệ thuật ngoài trời tại Việt Nam phải trải qua rất nhiều khâu kiểm duyệt khá ngặt nghèo, thậm chí để được duyệt, tác giả phải chấp nhận bị cắt gọt, khiến cho “đứa con tinh thần” không còn nguyên vẹn. Trong khi đó, thực tế cho thấy công chúng thường rất thích thú khi tiếp xúc các tác phẩm nghệthuật trong không gian mở như tượng đài, phù điêu, quảng trường, đài phun nước, vườn hoa, tác phẩm sắp đặt, tranh ảnh... Thế nhưng, các nghệ sĩ cũng than phiền, quan niệm nghệ thuật công cộng hiện nay ở ta vẫn còn hẹp hòi, phần nhiều quanh quẩn vẫn chỉ là tượng đài, phù điêu, trong khi không gian kiến trúc lại chưa được chú ý đúng mức. Nghệ sĩ và người dân chính là những người được hưởng lợi từ các dự án nghệthuật trong không gian công cộng.

Vậy nhưng, khái niệm nghệ thuật trong không gian công cộng lại bị mờ nhạt và giới hạn bởi chính quan điểm của người đặt hàng và người sáng tác. Đi đâu cũng có thể dễ dàng nhận thấy phù điêu, tượng là thể loại duy nhất được đặt trong các không gian công cộng. Sự lúng túng, bó buộc khiến cho các không gian này còn xa rời và thiếu sự gần gũi, tính lôi cuốn nhân văn thường thấy ở những không gian công cộng mà nhiều quốc gia trên thế giới sở hữu.

Làm sao để nghệ thuật trong không gian công cộng phát triển?: Cần loại bỏ quan niệm hẹp hòi, quanh quẩn... - Anh 2

 Phố Bích Họa Phùng Hưng là minh chứng sống động cho hiệu quả phát triển nghệ thuật ở không gian công cộng

Cần sự cởi mở

Nhiều nghệsĩ nhấn mạnh, để kéo nghệthuật đến với không gian công cộng gần hơn với đời sống, cần thay đổi nhận thức và quan niệm của xã hội theo hướng cởi mở hơn. Viện trưởng Viện Goethe Wilfried Eckstein cho rằng, cơ hội tốt đã đến với các ngành nghệ thuật và các không gian sáng tạo khi Hà Nội trởthành thành viên Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO. Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VHTTDL) Nguyễn Phương Hòa cũng nhận định, không gian nghệ thuật công cộng luôn có những giá trị về văn hóa, du lịch, đóng góp vào cơ cấu kinh tế xã hội cho một địa phương. Việc Hà Nội lọt vào chuỗi các thành phố sáng tạo của UNESCO không chỉ là tín hiệu vui cho Hà Nội mà còn báo hiệu sự chuyển biến về mặt nhận thức, sự ủng hộcủa những người làm chính sách và các nhà quản lý.

Nhu cầu thực tế hiện nay đã chứng minh việc phát triển nghệ thuật trong các không gian công cộng, đặc biệt tại các thành phố là cần thiết. Ở nhiều nơi đã hình thành những không gian này, song mức độ đáp ứng chưa được như kỳ vọng. Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Long, để có các không gian nghệ thuật công cộng đúng nghĩa thì điều đầu tiên là cần sự cởi mở từ cơ quan quản lý nhà nước. Ngay từ quan niệm đã cần hiểu bản chất và tính cấp thiết của các không gian nghệ thuật công cộng có giá trị như thế nào trong việc chuyển tải những thông điệp tốt đẹp từ người sáng tạo đến với công chúng và xã hội.

Ở một góc độ nhìn nhận khác, các nghệ sĩ cho rằng, phát triển không gian nghệ thuật công cộng cũng cần cân nhắc, lưu ý tác động đến các yếu tố khác như môi trường, cảnh quan và đời sống của người dân. Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng lo ngại khi không gian sáng tạo đôi khi khuyến khích du lịch và làm tăng giá đất. Ví dụ như làng tranh bích họa Tam Thanh giờ phát triển du lịch mạnh, với mật độ xây dựng cao, cảnh quan biển có nguy cơ bị phá hủy. Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế Nguyễn Phương Hòa cũng lưu ý, ngay ở Hà Nội có nhiều không gian công cộng Hà Nội chưa được đối xử đúng. Không có nhà vệsinh, ghế nghỉ, để cỏ dại mọc hoang tàn, không gian công cộng trở thành “đối tượng” tranh giành của nhiều nhóm sử dụng. “Trong thời gian tới, BộVHTTDL sẽ hỗ trợ về chính sách mạnh mẽ hơn với các chiến lược, dự án nghệthuật công cộng”, bà Nguyễn Phương Hòa cho biết.

Đại diện chính quyền địa phương nơi được gọi là “đất vàng” ở Thủ đô, ông Phạm Tuấn Long, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, sắp tới quận sẽ cải tạo 13 vườn hoa, đồng thời khuyến khích các nghệ sĩ tham gia hoạt động nghệ thuật tại những không gian này. Đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chia sẻ, thực tế thì quỹ đất của thành phố cho không gian công cộng có, cơ hội có, chỉ chờ đợi sự sáng tạo của nghệ sĩ... 

 Trong hành trình làm dự án Phố bích họa Phùng Hưng, có nhiều thời điểm bị kiểm duyệt, áp đặt, công trình thậm chí bị đe dọa bỏ dở. Thế nhưng đến khi ra mắt thì người dân và du khách lại được hưởng lợi rất nhiều. Phố bích họa Phùng Hưng nay đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội, song mãi đến giờ đã có giấy phép đâu...

(Họa sĩ NGUYỄN THẾ SƠN)

 HOÀNG NGÂN

Ý kiến bạn đọc