Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Chấm dứt ngành "công nghiệp mang thai hộ" tại Ấn Độ

Thứ Hai 12/08/2019 | 10:40 GMT+7

VHO- Dự luật quy định về mang thai hộ tới đây của Ấn Độ có thể sẽ đặt dấu chấm hết cho ngành công nghiệp trị giá 2 tỉ USD này. 

Bác sĩ đang khám thai cho một người mẹ mang thai hộ tại Ấn Độ Ảnh: AP 

Phải là lý do nhân đạo 
Quốc hội Ấn Độ đã đề xuất một Dự luật quy định về mang thai hộ. Dự luật mới bổ sung một số quy định nghiêm ngặt hơn liên quan đến vấn đề thuê người sinh con hộ. Theo đó, các nhà lập pháp xem xét chỉ cho phép các cặp vợ chồng kết hôn ít nhất 5 năm mà vẫn chưa thể sinh con có thể lựa chọn việc thuê người sinh hộ như một biện pháp thay thế. Bên cạnh đó, người mang thai hộ cũng cần tuân thủ một số tiêu chí vô cùng nghiêm ngặt từ yếu tố di truyền, phòng khám thai, các chuyên gia y tế và người hiến trứng, tinh trùng. Quan trọng hơn hết, Ấn Độ sẽ nghiêm cấm mọi hoạt động thương mại hóa các mô hình mang thai hộ. Chính vì vậy, trong thời gian tới, việc “đẻ thuê” hay mang thai hộ phải hoàn toàn xuất phát từ lý do nhân đạo thay vì vấn đề thương mại. Chính quyền Ấn Độ cũng sẽ yêu cầu các cặp vợ chồng xuất trình các loại giấy tờ chứng minh vô sinh nếu muốn thuê người mang thai hộ. 
Dự luật mới ban hành có thể sẽ đặt dấu chấm hết đối với ngành công nghiệp “đẻ thuê” vốn đã tồn tại từ lâu trong xã hội Ấn Độ. Đồng thời, thông qua các quy định, một số câu hỏi được đặt ra đối với ngành công nghiệp mang thai hộ của một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới. Tại sao một cặp vợ chồng có khả năng sinh con lại cần một người khác để mang thai hộ? Việc thảo luận về vấn đề “đẻ thuê” có đi ngược lại các yếu tố đạo đức, vì đây là sự lựa chọn cá nhân của mỗi người? Hay “đẻ thuê” đơn giản chỉ là một giao dịch kinh doanh? Và quan trọng nhất, xã hội có nên chấp nhận mang thai hộ như một hình thức thay thế trong thời buổi nhiều người “hành nghề” mang thai hộ đã thu được một nguồn lợi lớn từ hoạt động này? 
Nhiều năm trở về trước, Ấn Độ chính là một ví dụ mang tính cực đoan cho việc thương mại hóa cơ thể phụ nữ để phục vụ mục đích sinh sản. Tại nước này, nơi sự bất bình đẳng giới vẫn hằn sâu trong tư tưởng người dân, mang thai hộ chính là một ngành công nghiệp với thị trường màu mỡ. Trên thực tế, có rất ít quốc gia hợp pháp hóa các hoạt động “đẻ thuê” và coi nó là một nghề nghiệp chính thức. Tuy nhiên, tại Ấn Độ, ngành công nghiệp này được định giá lên tới 2 tỉ USD chủ yếu nhờ vào sự điều tiết của chính phủ, theo số liệu thống kê từ Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ vào năm 2012. 
Bảo vệ quyền lợi bà mẹ và trẻ em 
Mang thai hộ được hợp pháp tại Ấn Độ vào năm 2002 nhằm cung cấp thêm một sự lựa chọn cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, những ông bố bà mẹ đơn thân và những cặp đôi đồng tính. Trong 10 năm liền, kể từ năm 2002, tài liệu liên quan đến hoạt động “đẻ thuê” chỉ là tập hợp của các hướng dẫn đơn thuần được soạn thảo bởi Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ, cho phép phụ nữ thực hiện các giao dịch kinh tế liên quan đến mang thai hộ. Chính bộ quy tắc có phần lỏng lẻo này đã làm nảy sinh một số vấn đề đáng lo ngại. Thị trường “đẻ thuê” tại Ấn Độ thực tế có rất nhiều góc khuất cùng nhiều bê bối. Hàng loạt giao dịch bất hợp pháp liên quan đến các phòng khám thai, thụ tinh trong ống nghiệm và các “dịch vụ cho thuê tử cung”. Thị trường này cũng bị lên án do lạm dụng cơ thể của phụ nữ thuộc tầng lớp thu nhập thấp để kiếm tiền. 
Chính vì vậy, lệnh cấm hình thức “đẻ thuê thương mại” trong dự luật sửa đổi được đề xuất trên cơ sở bảo vệ quyền của người mẹ và trẻ em. Đây cũng là hành động cụ thể trong nỗ lực hạn chế các doanh nghiệp thương mại hóa mô hình mang thai hộ, đảm bảo rằng những trẻ em là kết quả của mô hình này không bị bỏ rơi sau khi được sinh ra. Theo SCMP, tinh thần của sự luật thay thế có thể được dựa trên khuôn khổ của Đạo luật cấy ghép cơ thể người ban hành năm 1994. Theo đó, Ấn Độ chỉ chấp nhận hình thức hiến tạng với lý do nhân đạo. 
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 bởi chính phủ Ấn Độ cho thấy, mức chi tiêu cho một căn bệnh nghiêm trọng đối với phụ nữ thấp hơn 28% so với nam giới. Trong báo cáo của Dự án Phát triển Liên Hợp Quốc năm 2017 về bất bình đẳng giới, Ấn Độ là nước xếp thứ 125 trong số 159 quốc gia. Phân tích dữ liệu từ Tổ chức Nghiên cứu Y tế Ấn Độ năm 2018 cũng cho thấy, phụ nữ chiếm tổng số ca hiến thận còn sống và 61% trong số tất cả những người hiến gan còn sống. Nhiều trường hợp trong số đó là hiến tạng bất hợp pháp nhưng được sự đồng ý của người phụ nữ. Trả lời phỏng vấn của tờ South China Morning Post, một bác sĩ phẫu thuật gan cho biết: “Trong các gia đình tại Ấn Độ, phụ nữ thường bị ép buộc hiến tạng mà không có sự lựa chọn nào khác”. Như vậy, có thể thấy, áp lực còn lớn hơn rất đối với phụ nữ hành nghề “đẻ thuê” khi hoạt động này bị đặt vào môi trường thương mại. 
Thực tế đó phần nào phản ánh mức độ thiếu đạo đức của các hoạt động mang thai hộ, núp dưới danh nghĩa nhân đạo. Việc thương mại hóa hoạt động mang thai hộ cũng từng là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi và biểu tình trước đó, khi các nhà hoạt động vì nữ quyền liên tục chỉ ra sự bất công đối với những phụ nữ hành nghề “đẻ thuê”.

 NGỌC LAM 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top