Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

TT-HUẾ: Vì sao dịch vụ Đô thị thông minh giành Giải thưởng Thành phố sáng tạo nhất châu Á?

Thứ Sáu 26/07/2019 | 11:43 GMT+7

VHO- Mô hình dịch vụ Đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang hoạt động có hiệu quả ở nhiều lĩnh vực. Trong đó, nổi bật là việc giám sát các lĩnh vực liên quan đến đời sống dân sinh và môi trường xã hội. Nhờ đó, góp phần điều chỉnh hành vi của người dân và phương thức làm việc cơ quan Nhà nước, hướng đến xây dựng một địa phương an toàn, thân thiện, xanh- sạch- sáng.

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện CNTT do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Văn phòng Chính phủ và Bộ TT&TT tổ chức, chiều ngày 25.7 Ban Tổ chức đã chính thức công bố dịch vụ Trung tâm Giám sát điều hành Đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên Huế (IOC).

Trung tâm IOC đưa vào hoạt động từ đầu năm 2019, được xây dựng trên mô hình hợp tác điển hình giữa Nhà nước và doanh nghiệp, cụ thể là hợp tác giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Viettel. Sau một thời gian vận hành, IOC đã phát huy vai trò là đầu mối tiếp nhận, phân phối thông tin điều hành, tạo ra sự kết nối trực tuyến giữa công dân, doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước; thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, điều hành và nâng cao chất lượng các hoạt động hành chính. Đặc biệt, với chức năng “phản ánh hiện trường” được người dân tham gia tích cực, và sự vào cuộc nhanh chóng của chính quyền, ban ngành các cấp; qua đó góp phần xây dựng môi trường sống xanh- sạch- sáng gắn với phong trào Ngày Chủ nhật xanh mà UBND tỉnh đang triển khai, cũng như ổn định trật tự xã hội, an toàn giao thông trên địa bàn.

Những hình ảnh qua hệ thống "mắt thần" gửi về Trung tâm Điều hành giám sát Đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế 

Hiện nay, IOC đã triển khai đồng thời 10 dịch vụ Đô thị thông minh, gồm: phản ánh hiện trường; nhóm giải pháp camera giám sát đô thị (gồm giám sát vi phạm giao thông, trật tự đô thị, an toàn đô thị, tổng hợp hỗ trợ quy hoạch, phát triển giao thông); thông tin cảnh báo; giám sát thông tin báo chí địa phương; thẻ điện tử công chức, viên chức; giám sát dịch vụ hành chính công; giám sát quảng cáo điện tử; giám sát môi trường; giám sát an toàn thông tin; giám sát tàu cá.

Các dịch vụ nói trên của IOC nhằm hướng đến hiện đại hóa hoạt động quản lý Nhà nước, hạn chế giấy tờ hành chính, giảm công tác điều hành qua nhiều cấp quản lý, công khai và giám sát minh bạch thời gian, kết quả xử lý các vụ việc… Tháng 5 vừa qua, dịch vụ Đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên Huế đã giành được giải thưởng Viễn thông châu Á 2019, với hạng mục Giải pháp thành phố thông minh sáng tạo nhất Châu Á.

Ông Nguyễn Xuân Sơn- Phó Giám đốc Sở TT&TT, Giám đốc Trung tâm Giám sát điều hành Đô thị thông minh, cho biết: hiện có hơn 60 camera của trung tâm đã được lắp đặt, cùng với việc đấu nối hơn 200 camera của các cơ quan chức năng và các địa phương. Qua đó, giám sát ở nhiều khu vực trọng điểm của TP.Huế. Trung tâm cũng đang tiến hành lắp đặt thêm 120 camera để mở rộng việc giám sát. Năm 2019 này, tại TP.Huế sẽ có khoảng 400 camera, góp phần vào việc giám sát, xử lý các vụ việc về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, giao thông… Trong quy hoạch, TP.Huế sẽ có khoảng 1.000 – 1.200 camera để giám sát, điều hành.

Ông Phan Ngọc Thọ- Chủ tịch UBND tỉnh trao Giấy chứng nhận đầu tư vào lĩnh vực CNTT tại Thừa Thiên Huế. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: việc phát triển các dịch vụ Đô thị thông minh là sự đổi mới phương thức làm việc, đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, lấy thuận lợi làm mục tiêu , lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển. Ông Thọ cho biết, lãnh đạo địa phương quyết tâm tạo ra sự khác biệt, đột phá của tỉnh trong lĩnh vực ứng dụng CNTT vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế sẵn sàng và có những cam kết ưu đãi kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực CNTT. Theo lãnh đạo UBND tỉnh, chính quyền đã có hướng quy hoạch khu tập trung cho phát triển CNTT ở TP.Huế, với diện tích khoảng 42 ha. Dịp này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã trao 4 Giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực CNTT tại tỉnh.

Từ ngày 25 đến 27.7, tại TP.Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ TT&TT tổ chức các hội nghị về lĩnh vực CNTT, gồm: Hội nghị xúc tiến đầu tư CNTT vào tỉnh Thừa Thiên Huế; Công bố dịch vụ Trung tâm Giám sát điều hành Đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử… Hội nghị có sự tham gia của các tập đoàn về CNTT hàng đầu trong nước, các tập đoàn và doanh nghiệp nước ngoài cũng như các chuyên gia, nhà quản lý của các cơ quan trung ương, lãnh đạo các địa phương trong cả nước. 

 THÙY AN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top