Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Chống xâm phạm bản quyền: Cần tăng biện pháp mạnh

Thứ Tư 24/07/2019 | 15:36 GMT+7

VHO- Hội thảo về chống xâm phạm bản quyền do Ủy ban Bản quyền tác giả Hàn Quốc  phối hợp với các đơn vị liên quan trong lĩnh vực bảo vệ bản quyền tác giả của hai nước Việt Nam, Hàn Quốc tổ chức đã diễn ra ngày 24.7 tại Hà Nội. Những ý kiến tại đây tiếp tục cho thấy, chống xâm phạm bản quyền vẫn đang là vấn đề vấp phải không ít thách thức, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ thông tin không ngừng phát triển và các đối tượng kiếm sống bằng xâm phạm bản quyền ngày càng có thêm nhưng chiêu trò, thủ đoạn tinh vi.

Phim vừa ra mắt đã mất bản quyền

Đại diện Ủy ban Bản quyền tác giả Hàn Quốc chia sẻ, tình trạng xâm phảm bản quyền tác giả tại Hàn Quốc khá phổ biến, đặc biệt trên các lĩnh vực âm nhạc, phim ảnh, truyền hình... Có những bộ phim vừa ra mắt đã ngay lập tức có mặt trên Internet, gây khó khăn và thiệt hại lớn cho nhà sản xuất cũng như làm đau đầu các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm về bản quyền tác giả.

Hội thảo khẳng định: xâm phạm bản quyền không là thách thức của riêng quốc gia nào 

Để thấy, vấn nạn xâm phạm bản quyền không chỉ là thách thức của riêng một quốc gia nào. Cũng theo Ủy ban Bản quyền tác giả Hàn Quốc, tại Việt Nam, có nhiều nhóm, website còn thường xuyên sắp sẵn lời dịch sang tiếng Việt để phát sóng cho những bộ phim Hàn không có bản quyền. “Chúng tôi rất mong muốn các bên sẽ có sự phối hợp nhằm đảm bảo vấn đề tác quyền. Có thể các đơn vị làm phim của Hàn Quốc sẽ xem xét, tạo điều kiện về mặt chi phí mua bản quyền”, đại diện Ủy ban Bản quyền tác giả Hàn Quốc nói.

Ảnh minh họa

Không chỉ điện ảnh mà các lĩnh vực âm nhạc, truyền hình, sách điện tử... cũng hàng ngày hàng giờ đau đầu với vấn nạn bị xâm phạm tác quyền. Bà Nguyễn Thị Hương Linh, Công ty CP Waka, đơn vị có tên tuổi trong lĩnh vực kinh doanh sách điện tử tại Việt Nam tiết lộ, mặc dù tỉ lệ sử dụng sách điện tử có bản quyền đã ngày càng tăng, tuy nhiên vẫn không thể “đuổi” kịp tỉ lệ dùng sách không có bản quyền. Những vi phạm ngày càng phức tạp, không chỉ là các nhóm, tổ chức, các website mà còn là vi phạm đến từ các cá nhân, với các hiện tượng copy và chia sẻ miễn phí trên Youtube, Facebook... “Mục đích của những đối tượng này là càng có nhiều lượng tương tác, theo dõi càng tốt. Kết quả là để phục vụ cho họ bán hàng online”, bà Hương Linh nhấn mạnh.

Cần nhiều biện pháp mạnh

Đại diện VCPMC- Trung Tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam cũng than thở, nếu nói về con số thì tỉ lệ bị xâm phạm bản quyền trong âm nhạc có lẽ là lớn nhất. Trong bối cảnh nghe nhạc trực tuyến ngày càng phổ biến, không hiếm ca khúc vừa ra đời đã xuất hiện ngay trên các trang nghe nhạc trực tuyến trôi nổi, không có bản quyền. Và trong khi những địa chỉ này thu được nhiều lợi nhuận thì tác giả ca khúc, ca sĩ thể hiện lại hoàn toàn không được đảm bảo quyền lợi.

Các diễn giả tại hội thảo

Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian qua, VCPMC đã tập hợp một danh mục các ứng dụng, trang nghe nhạc, website xâm phạm bản quyền và tiến hành tháo gỡ. Một số biện pháp mạnh tay hơn cũng đã được Trung tâm áp dụng như gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan chức năng , hoặc bất đắc dĩ là đưa ra tòa án. Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn chưa thực sự hiệu quả, thậm chí rất mất thời gian.

Đến từ kênh truyền hình K+, ông Bùi Trung Hiếu chia sẻ nhiều kinh nghiệm về các biện pháp công nghệ chống xâm phạm bản quyền mà K + đã áp dụng. Theo đó, rà soát, ngăn chặn và khóa các nguồn tín hiệu xâm phạm bản quyền với hệ thống khóa mã hiện đại đang là giải pháp chủ đạo.

Ảnh minh họa

 “Thông thường, khoảng 2 năm chúng tôi sẽ tiến hành một lần nâng cấp hệ thống khóa mã để chống xâm phạm bản quyền. Khi các đối tượng xâm phạm ngày càng có thủ đoạn tinh vi thì không còn cách nào khác là các đơn vị  đã mua độc quyền các nội dung như âm nhạc, phim ảnh, truyền hình... phải tự nỗ lực, chủ động trong việc bảo vệ bản quyền tác phẩm và các kênh truyền hình của mình”, theo ông Bùi Trung Hiếu.

Đề cập nhiều vấn đề “nóng” trong lĩnh vực bảo vệ bản quyền tác giả, các đại diện từ hai phía Việt Nam, Hàn Quốc cũng đã thẳng  thắn đặt ra nhiều vấn đề, câu hỏi thực tế để cùng nhau bàn thảo, tìm giải pháp. “Để phòng chống vấn nạn xâm phạm bản quyền, các quốc gia không thể đơn độc mà cần phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo nên một mạng lưới, với những biện pháp, chế tài mạnh. Khi đó, những chương trình, tác phẩm bị xâm phạm bản quyền, đăng tải bất hợp pháp sẽ được các cơ quan có đủ chức năng kịp thời phát hiện và xử lý rốt ráo, hiệu quả cao hơn...”, đại diện Ủy ban Bản quyền tác giả Hàn Quốc khẳng định.

BẢO ANH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top