Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Đã phát hiện nhiều tài năng múa trẻ

Thứ Tư 17/07/2019 | 10:17 GMT+7

VHO-  “Thành công lớn nhất của Cuộc thi Tài năng Biên đạo Múa toàn quốc 2019 là đã tìm ra những gương mặt trẻ đầy triển vọng. Nếu tiếp tục trau dồi và cống hiến họ sẽ thực sự tỏa sáng hơn nữa”, NSND Lê Ngọc Cường, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Cuộc thi Tài năng trẻ Biên đạo Múa toàn quốc 2019 cho biết.

 “Khèn ngược” của biên đạo Hoàng Thị Nguyệt

- NSND Lê Ngọc Cường: Cuộc thi đã thu hút 26 biên đạo múa thuộc 14 đơn vị gồm 9 đơn vị nghệ thuật công lập, 4 trường nghệ thuật chuyên ngành và duy nhất 1 đơn vị nghệ thuật ngoài công lập tham gia với hai vòng sơ khảo và chung khảo. Có thể thấy, về số lượng tác giả biên đạo và tác phẩm tham gia lần này không nhiều như những kỳ thi trước, song các biên đạo đã có nhiều cố gắng vượt lên chính mình. Vượt qua những khó khăn hạn chế do đặc thù của ngôn ngữ múa là dùng cơ thể con người làm phương tiện biểu đạt nội dung tư tưởng, phản ánh hiện thực đời sống, thông qua hình tượng nghệ thuật, các biên đạo trẻ đang cố tìm cho mình một hướng đi, một phương thức tiếp cận mới trong khai thác đề tài, bố cục kết cấu tác phẩm, tiếp thu và vận dụng có hiệu quả ngôn ngữ múa hiện đại với múa dân tộc để tác phẩm có hơi thở mới, phù hợp với xu thế phát triển và thị hiếu của giới trẻ hiện nay.

Nhìn từ góc độ nội dung đề tài, thông qua 38 tác phẩm của hai vòng thi đã phản ánh khá sinh động nhiều vấn đề của đời sống xã hội. Từ mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống thường nhật, đến tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi, tình yêu trong lao động sản xuất và chiến đấu, những phong tục tập quán, sắc màu văn hóa vùng miền... Qua các tác phẩm, các biên đạo múa đã phản ánh một cách sinh động, sáng tạo về hiện thực cuộc sống.

 Là một biên đạo múa thuộc thế hệ đi trước, ông nhìn nhận thế nào về trình độ sáng tạo của các biên đạo múa trẻ hiện nay, đặc biệt là những biên đạo đạt giải thưởng cao tại cuộc thi?

- Tôi rất mừng vì có những đề tài, những nội dung mới nghe qua thì ngay cả các biên đạo múa có nghề cũng ngại động chạm tới, thế nhưng ở cuộc thi lần này đã có những biên đạo trẻ mạnh dạn khai thác và tìm được cách nói riêng, thông qua thủ pháp ước lệ, cách điệu, trừu tượng mà vẫn dễ hiểu, dễ xem, tạo được cảm xúc, đem lại khoái cảm thẩm mỹ cho người xem. Điều này cho thấy các biên đạo múa trẻ hôm nay đã có những hướng phát triển tiếp cận với cuộc sống đương đại đưa nghệ thuật múa đến gần hơn với công chúng. Có thể nói từ ý tưởng, nội dung, đề tài đến hình thức bố cục kết cấu tác phẩm là một quá trình tư duy, tìm tòi, sáng tạo. Trong đó có không ít tác phẩm đã tạo được hiệu quả, thành công kể cả phương diện nội dung, chủ đề tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Có những tác phẩm đã có sự tìm tòi, mới lạ trong bố cục tạo hình, chuyển hóa luật động, đội hình, tuyến múa hợp lý. Vận dụng có hiệu quả ngôn ngữ múa hiện đại với ngôn ngữ múa dân tộc hợp lý.

Tiêu biểu như tác phẩm Cuội già, Côn Đảo ngày trở về của biên đạo Nguyễn Hải Trường, Khèn ngược, Đường cày trên nương của biên đạo Hoàng Thị Nguyệt, Giấc ngủ chưa lành của Tạ Xuân Chiến là những tác phẩm tạo được hiệu quả đồng bộ trong cảm xúc của người xem. Hoặc một số tác phẩm khai thác mảng đề tài về người lính, về những người nông dân bình dị trong cuộc sống lao động sản xuất như Giờ tăng gia, Dệt sợi tình của Đỗ Duy Đức. Nét quê của Phạm Đắc Hải cũng tạo được những cảm tình nhất định trong cách tư duy biểu đạt. Đặc biệt trong cuộc thi lần này có tác phẩm Những mối quan hệ của Nguyễn Vũ Khánh (Hà Nội) tuy không đạt giải cao nhất nhưng được hội đồng giám khảo tranh luận khá lâu, đặc biệt là những thành viên ban giám khảo trẻ tuổi đánh giá rất cao bởi hướng khai thác tìm tòi rất mới.

Ông có ý kiến gì khi Cuộc thi lần này vẫn thiếu rất nhiều những tên tuổi biên đạo múa trẻ nhất là ở khu vực phía Nam?

- Tôi được biết có 38 biên đạo múa trẻ ở TP.HCM đăng kí tham gia Cuộc thi, tuy nhiên đến phút cuối chỉ còn lại 10 biên đạo. Một trong những lý do khiến các biên đạo trẻ chùn bước ngại là vì quy chế tổ chức yêu cầu các biên đạo phải có lý lịch trích ngang, phải có kịch bản tác phẩm đăng kí dự thi hoặc phải có thời gian hoạt động liên tục trong 12 tháng trở lên mới được tham gia. Theo tôi những yêu cầu này là không cần thiết bởi trên thực tế có rất nhiều biên đạo múa trẻ rất có tài năng, tuy nhiên yêu cầu họ làm các bước như viết kịch bản tác phẩm hay phải có thời gian 12 tháng liên tục hoạt động khiến họ rất ngại hoặc không đạt tiêu chuẩn.

Cuộc thi có hai vòng sơ khảo và chung khảo thì những tác phẩm sẽ có sự lọc chọn ngay từ hội đồng giám khảo vòng sơ khảo. Hơn nữa nếu quy chế không đặt ra các yêu cầu này thì sẽ thu hút một lực lượng rất lớn của các biên đạo múa đang hoạt động xã hội hóa. Chúng tôi rất mong Cuộc thi tài năng biên đạo múa trẻ sẽ được tổ chức định kỳ đều đặn bởi có những thời kỳ kéo dài 6, 7 năm mới tổ chức. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho các biên đạo múa trẻ nói riêng và ngành múa nói chung. 

 THÚY HIỀN (thực hiện)

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top