Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Đâu rồi bóng đá miền Tây?

Thứ Sáu 05/04/2019 | 09:28 GMT+7

VHO-  Không cần tới khi Nguyễn Văn Quân sút bóng về lưới nhà tại Cúp quốc gia 2019, người ta mới biết Cần Thơ đang chơi ở giải hạng Nhất. Bóng đá miền Tây một thời kiêu hùng đã “chết” từ rất lâu.

 Long An, thế lực một thời của bóng đá Việt Nam vẫn đang chơi ở hạng Nhất Ảnh: DƯƠNG THU

6 năm biến mất 6 đại diện

Nguyễn Minh Phương, Phan Văn Tài Em, Đoàn Việt Cường, Huỳnh Quang Thanh... những cái tên ấy có điểm gì chung? Họ đều là cầu thủ trưởng thành từ cái nôi sông nước miền Tây, là trụ cột của đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2008. Thời đại của họ là thời kỳ rực rỡ nhất của bóng đá miền Tây khi Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang... đều từng có đội bóng chuyên nghiệp, đều đóng góp ngôi sao cho đội tuyển Việt Nam, thậm chí như đội như Long An - 2 lần vô địch V.League, hay Cần Thơ - luôn là kẻ ngổ ngáo của bóng đá nội.

Hơn 10 năm đã qua kể từ ngày Việt Nam đăng quang AFF Cup 2008, bóng đá trong nước đã thay đổi rất nhiều. Cùng với sự ra đời của hệ thống đào tạo mới, bóng đá miền Tây một thời lẫy lừng đã sụp đổ. Các đội bóng miền Tây liên tục biến mất khỏi bản đồ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Năm 2013, Kiên Giang xuống hạng trong một mùa giải mà họ chỉ có vẻn vẹn 4 chiến thắng. Năm 2014, tới lượt An Giang xuống hạng sau trận play-off với một đại diện miền Tây khác là Cần Thơ. Trước đó, đội bóng của HLV Nhan Thiện Nhân đã không ít lần dọa bỏ giải. Năm 2015, Đồng Nai là đại diện thứ ba của miền Tây mất tích sau vụ bán độ chấn động bóng đá Việt Nam của 6 cầu thủ. Một năm sau, đại diện miền Tây tiếp theo là Đồng Tháp xuống hạng với thành tích thấp kỷ lục 8 điểm sau 26 trận. Mùa 2017, Long An vang bóng một thời chính thức trở thành ký ức. Trước khi xuống hạng, đội bóng Long An trở thành trò cười cho không chỉ bóng đá Việt Nam mà còn cả thế giới với màn dọa bỏ trận đấu, thủ môn quay lưng về phía đối thủ trên chấm luân lưu. Những nhân vật chính của án phạt năm đó là hậu vệ cánh Quang Thanh và thủ thành Minh Nhựt. Mùa 2018, đại diện cuối cùng của miền Tây là Cần Thơ biến mất. 6 năm, 6 đại diện của bóng đá miền Tây - nơi từng là niềm tự hào của bóng đá Việt Nam, biến mất khỏi bản đồ bóng đá chuyên nghiệp.

Không thực khó vực được... bóng đá

Sai lầm của Văn Quân chỉ là một biểu hiện nhỏ nhưng nó là biểu tượng cho một quá trình suy thoái có hệ thống, trên nhiều phương diện của một khu vực từng vang bóng một thời với bóng đá Việt. Nhìn rộng ra, sự sụp đổ của bóng đá miền Tây cũng là điều hợp lý trong bối cảnh bóng đá phía Nam đang ngày càng nhợt nhạt. Tính cả CLB Sài Gòn (vốn là CLB Hà Nội của HLV Nguyễn Đức Thắng từ Bắc chuyển vào), miền Nam chỉ còn 3 đại diện ở V.League 2019. Hai đội còn lại là TP.HCM - thường xuyên phải chống xuống hạng và Bình Dương - đang phải làm lại từ đầu với bóng đá trẻ. Nhìn thực trạng ấy, thật khó có thể tin rằng bóng đá miền Nam từng có giai đoạn chiếm ưu thế tuyệt đối ở đội tuyển quốc gia.

Có vài nguyên nhân dẫn tới tình trạng này: Thứ nhất, bóng đá phong trào ở miền Nam đang phát triển theo hướng sân 5, áp dụng nhiều luật lệ và đặc trưng của bóng đá futsal. Kết hợp với sự đi lên của futsal Việt Nam trong vài năm trở lại đây, futsal càng tiến lên thì bóng đá càng đi xuống; Thứ hai, không khó nhận ra các địa phương vẫn còn đội bóng V.League hầu hết là những tỉnh, thành phố lớn hoặc ở vùng duyên hải, hoặc có nền tảng kinh tế vững chắc. Đó là cơ sở để họ thu hút tài trợ, mang về những sự giúp đỡ từ bên ngoài trong bối cảnh nỗ lực của các Sở, ban, ngành địa phương không còn là đủ để nuôi sống bóng đá. Trong khi đó, các địa phương miền Tây hầu hết đều nằm trong nhóm có chỉ số GDP thấp nhất cả nước; Thứ ba, có tình cờ không khi ngoài HAGL JMG, các lò đào tạo trẻ lớn đều đang nằm ở phía Bắc. PVF chuyển về Hưng Yên, Viettel, CLB Hà Nội ở thủ đô, Hải Dương, Thái Bình ở miền Bắc, SLNA đóng ở Vinh. Miền Nam gần như không còn cơ sở đào tạo nào đáng chú ý. Sau thế hệ của Huỳnh Tấn Tài, Nguyễn Thanh Hiền, Trần Bửu Ngọc... miền Nam không còn giới thiệu được tài năng bóng đá nào đáng chú ý.

Như một tất yếu, đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2018 chỉ còn một mình Anh Đức đến từ phía Nam. Toàn bộ phần còn lại đều là thành viên của các lò đào tạo miền Trung và miền Bắc, xuất xứ từ các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là khu vực Hà Nội, Hải Dương. 

 

MINH CHIẾN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top