Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

TP.HCM: Xe buýt chất lượng tăng, sản lượng giảm

Thứ Bảy 30/03/2019 | 16:15 GMT+7

VHO- Thời gian qua với sự nổ lực của ngành GTVT TP.HCM, hình ảnh xe buýt trong mắt người dân đã thân thiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hệ thống xe buýt hiện nay đã hoàn thiện, ngược lại vẫn còn những tồn tại, hạn chế mà ngành vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) TP chưa làm hài lòng người dân khi tham gia giao thông bằng loại phương tiện này.

Theo ghi nhận thực tế của chúng tôi trên tuyến xe buýt số 1 cũng như một số tuyến xe buýt khác của TP hiện nay, hầu hết nhận được những phản hồi tích cực từ hành khách so với những năm trước đây. Từ việc đầu tư xe mới, tăng cường các dịch vụ tiện ích lắp đặt màn hình tra cứu thông tin, bản đồ điện tử hiển thị các tuyến xe buýt tại các nhà chờ hay việc đầu tư các trạm trung chuyển, nhà chờ mới hiện đại... thêm vào đó là đội ngũ nhân viên lái xe, phục vụ cũng tận tình hơn, nhã nhặn hơn trước. Đặc biệt vào đầu tháng 3.3019 ngành VTHKCC TP cũng thí điểm ứng dụng việc thanh toán tự động cho xe buýt trên một số tuyến. 

HĐND TP. HCM và VOH tổ chức chương trình Đối thoại về chất lượng, phục vụ xe buýt hôm 30.3

Tuy nhiên, có một nghịch lý là dù có nhiều thay đổi theo hướng tích cực về cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, nhưng lượng hành khách sử dụng xe buýt tại TP.HCM năm 2018 chỉ đạt 571 triệu lượt khách, tiếp tục giảm 21 triệu so với cùng kỳ năm 2017 (592 triệu lượt). Theo Sở GTVT TP.HCM, có 5 nguyên nhân chính dẫn đến việc hành khách giảm sút. Đó là, hiện nay một số tuyến xe buýt cũ, số tuyến xe buýt cũng giảm đi rõ rệt trong năm 2018, một số doanh nghiệp vận tải quản lý yếu kém, không đảm bảo hoạt động đúng với số chuyến đề ra trong kế hoạch, thêm vào đó là sự phát triển của dịch vụ taxi, xe ôm công nghệ.
Trước thực tế đó, ông Trần Quang Lâm, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết ngành đã đề ra nhiều giải pháp. Năm 2018 hoàn thành 150 nhà chờ, 500 trụ chờ kiểu mới và 2019 sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư hạ tầng, bến bãi. “Hiện nay bến bãi chúng ta mới đạt 38%, còn về vị trí thì mới chỉ có 21 bến bãi. Rõ ràng chúng ta chưa tổ chức tốt được hệ thống HKCC. Hiện nay chúng tôi cũng đã có danh mục và cũng đã có trong chương trình giảm ùn tắt, tai nạn giao thông kế hoạch rất cụ thể và đã dành nguồn lực cho HKCC”, ông Trần Quang Lâm đã chia sẻ.
Ông Nguyễn Đức Trị, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng cho rằng, chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu đi lại của VTHKCC đô thị năm 2018 là 9,6%, năm 2019 là 11,2% và năm 2020 là 15%. Vì vậy, để đạt được chỉ tiêu như trên, trong thời gian qua, ngành VTHKCC đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nâng cao cao chất lượng dịch vụ để thu hút thêm hành khách sử dụng. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng dịch vụ vẫn còn rất nhiều khó khan như, bến bãi cho hoạt động xe buýt hiện nay chỉ mới đạt khoảng 21,06% so với quy hoạch. Đặc thù khu vực nội thành người dân sinh sống trong nhiều tuyến hẻm nhỏ, khoảng cách đi bộ đến trạm xe buýt xa. Việc lấn chiếm vĩa hè làm nơi buôn bán phổ biến, làm cho tâm lý e ngại đi bộ cũng là nguyên nhân người dân ít sử dụng xe buýt. Còn bộ đơn giá chi phí vận chuyển xe buýt mới đang trong giai đoạn thẩm định, phê duyệt trong khi bộ định mức đơn giá đang thực hiện hiện nay được ban hành từ năm 2012 nên đã không còn phù hợp, một số hạng mục chi phí đã tăng khá cao. Bên cạnh đó, phương pháp trợ giá đang áp dụng hiện nay đã bộc lộ các bất cập, chưa tạo động lực để doanh nghiệp vận tải nâng cao sản lượng vận chuyển, cần phải điều chỉnh cho phù hợp để nâng cao hiệu quả…

Nhiều nhà chờ và xe buýt tại TP.HCM được đầu tư rất khang trang nhưng vẫn vắng khách

Còn ông Nguyễn Tấn Tạo, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) xe buýt 15 thì cho rằng, xe buýt hiện nay còn chưa thực sự đúng giờ, còn trễ chuyến thường xuyên, một số tuyến có tình trạng bỏ chuyến do khách quan hoặc chủ quan. Nguyên nhân là do mật độ lưu thông trên đường quá đông các loại xe, nhất là xe 2 bánh gắn máy, kẹt xe thường xuyên vào giờ cao điểm, ý thức của người tham gia giao thông chưa cao, chưa có đường dành riêng cho xe buýt, làm cho xe buýt không thể hoạt động đúng giờ, chạy sai lộ trình nên trể giờ đi học, đi làm của hành khách. Các loại hình vận tải mới ra đời, cạnh tranh quyết liệt như Grab, xe ôm công nghệ xanh, đỏ hoạt động ngày đêm, từ đó người dân, học sinh dần ít đi xe buýt, sản lượng hành khách giảm hơn so với các năm 2015 trở về trước.
Phải thấy rằng, cơ sở hạ tầng của TP quá nhiều vấn đề đặt ra, khiến cho xe buýt chưa thể đáp ứng như kỳ vọng nhu cầu đi lại của người dân. Trong quá trình giám sát, khảo sát, ông Cao Thanh Bình, Phó Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách - HĐND TP.HCM cho biết, trong bối cảnh mà xe buýt vẫn đóng vai trò chủ lực của giao thông công cộng để có thể đạt mục tiêu đến năm 2020 VTHKCC chiếm 15-20% nhu cầu đi lại của người dân. Vì vậy ngành GTVT TP cần phải làm sao sử dụng hiệu quả số tiền trợ giá xe buýt và kết hợp nhiều giải pháp khác nhau cả trước mắt và lâu dài. Làm sao để TP.HCM có một số lượng xe buýt hiện đại, ổn định, hấp dẫn ngày càng nhiều người dân đi xe buýt. “Việc khắc phục những yếu kém, mở rộng mạng lưới xe buýt là những yêu cầu cấp thiết để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đáp ứng sự phát triển của TP. Vì vậy cần phải cải tiến mạnh mẽ về hoạt động xe buýt, cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như nhiều vấn đề khác. Việc lấy lại niềm tin của người dân với xe buýt, sử dụng xe buýt nhiều hơn không phải một sớm một chiều. Và có lẽ ngành GTVT cũng rất cần sự chia sẻ, đồng hành của người dân để hệ thống VTHKCC bằng xe buýt sẽ phát huy hiệu quả cao hơn nữa”, ông Cao Thanh Bình còn chia sẻ thêm. 
Phát triển VTHKCC là vấn đề được TP.HCM rất quan tâm. Ngay từ năm 2002 TP đã triển khai chương trình trợ giá cho hoạt động xe buýt, nhằm mục phát triển hoạt động VTHKCC, với tiêu chí kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông góp phần xây dựng TP.HCM văn minh, hiện đại. Hiệu quả của chương trình này cũng đã được thể hiện rõ qua hơn 16 năm thực hiện. Tuy đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, nhưng từ năm 2012 đến nay sản lượng hành khách đi xe buýt có xu hướng giảm. Điều này cho thấy ngành xe buýt cần phải đổi mới để đáp úng nhu cầu mong mõi của người dân.

LÊ HẢI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top