Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Cần chấm dứt hành vi phản cảm

Thứ Sáu 22/02/2019 | 10:44 GMT+7

VHO- Trong đời sống tâm linh của người Việt, chùa là một địa danh rất linh thiêng và tôn kính. Người dân Việt đến chùa để tìm sự bình an, sự thanh thản sau những ngày làm việc vất vả. Đi chùa đã trở thành một việc làm không thể thiếu của rất nhiều người dân Việt Nam mỗi dịp đầu năm mới. Hầu hết người dân khi di lễ đều chấp hành quy định của nhà chùa, giữ gìn sự tôn nghiêm nơi cửa Phật.

Tuy nhiên, vẫn xuất hiện một số hành vi phản cảm, thiếu văn hóa như nhét tiền cho Phật, đây là hành vi làm xấu hình ảnh tín ngưỡng tâm linh của người dân Việt Nam.

 Đi chùa mỗi dịp đầu năm mới của người dân được hình thành từ khá lâu đời và truyền từ đời này sang đời khác, người dân đi lễ chùa để gửi gắm niềm hy vọng, cầu mong có một cuộc sống sung túc, an lành trong năm mới. Nhưng với cuộc sống hiện đại, việc đi lễ chùa của người dân có những thay đổi rõ rệt, chốn tâm linh biến thành nơi làm ăn, kiếm chác; nhận thức của một bộ phận người dân có chiều hướng lệch lạc, biến tướng như dâng lễ càng nhiều Phật càng chứng giám cho lòng thành; phải nhét tiền cho Phật mới làm động lòng Phật, khi đó Phật mới ban ơn… Mệnh giá tiền lẻ để nhét cho Phật thường không lớn như 2.000, 5000, 10.000 đồng… Kế bên nơi thờ cúng thường có hòm công đức nhưng người đi lễ lại không bỏ vào đấy mà phải trực tiếp nhét cho Phật. Không rõ văn hóa này hình thành từ bao giờ và ở đâu ra. Bên cạnh đó, số tiền mà người đi lễ nhét cho Phật thì ai quản lý? Nơi thờ cúng thu gom số tiền đó và sử dụng vào việc gì? Hay sẽrơi vào túi những người dùng nơi thờ cúng để trục lợi?... Tất cả những câu hỏi này cũng cần được trả lời thỏa đáng từ các cơ sở thờ cúng và các cơ quan quản lý.

Chính vì những hành vi phản cảm nêu trên của người dân mà các dịch vụ ăn theo trước cơ sở thờ cúng có cơ hội sinh sôi, nảy nở; nhiều người lợi dụng việc này để trục lợi bất chính. Mặc dù các cơ sở thờ cúng đã tuyên truyền, vận động người dân không nhét tiền cho Phật nhưng chưa có sự chuyển biến nên đã làm biến tướng một nét đẹp văn hóa.

Hành vi nhét tiền cho Phật khi đi lễ của người dân đã và đang diễn ra phổ biến, vi phạm chính sách tiền tệ quốc gia… Mặc dù Bộ VHTTDL nhiều lần đã có văn bản khuyến cáo nhưng hành vi này vẫn chưa có chiều hướng thuyên giảm. Cần lắm sự chung tay của các cơ sở thờ tự, chùa chiền cũng như các cấp chính quyền địa phương. Trước mắt là nhắc nhở, tuyên truyền vận động. Tuy nhiên với những người cố tình vi phạm, thiết nghĩ, cần xử phạt tại chỗhoặc bị trục xuất ra khỏi nơi thờ cúng; xử lý các điểm đổi tiền lẻ và hành vi đổi tiền lẻ. Ngoài ra cũng cần bố trí lực lượng có thẩm quyền xử phạt túc trực tại các cơ sở thờ cúng để kịp thời xử phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm. Có như vậy, mới có thể ngăn chặn và đẩy lùi hành vi nhét tiền cho Phật của người dân đang làm xấu hình ảnh ở chốn tâm linh.

 ĐỖ VĂN NHÂN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top