Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Các bệnh viện đầu ngành “tham bát, bỏ mâm”

Thứ Tư 16/01/2019 | 11:03 GMT+7

VHO- Vừa qua, ông Udagawa KemlChi 62 tuổi, quốc tịch Nhật Bản đã được các bác sĩ Bệnh viện K phẫu thuật thành công, loại bỏ tổn thương ở đại trực tràng kích thước 4x5cm. Ngoài ra Bệnh viện cũng đã khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân là người nước ngoài đến như Lào, Campuchia, Hàn Quốc... 


  Bệnh nhân Nhật Bản Udagawa KemlChi điều trị tại Bệnh viện K 

 Đây là đích mới mà Bộ trưởng Bộ Y tế mong muốn các bệnh viện đầu ngành hướng đến. 
Có BHYT tại Nhật Bản vẫn điều trị tại Việt Nam 
Với tình trạng đau tức bụng dưới một thời gian dài, đau rát hậu môn, khó khăn trong đại tiện, ông KemlChi vẫn nghĩ đó là biểu hiện của bệnh lý thông thường đường tiêu hóa nên không đi kiểm tra. Cho đến khi thấy hiện tượng đi ngoài ra máu gia đình mới đưa bệnh nhân tới khám. Sau khi làm các xét nghiệm, chụp X-quang, siêu âm, nội soi, bác sĩ bệnh viện K chẩn đoán ông bị ung thư trực tràng giai đoạn tiến triển. Ngay sau đó phác đồ đa mô thức chuẩn trong điều trị ung thư đại tràng đã được đưa ra cho bệnh nhân. Ông KemlChi được chỉ định điều trị hóa xạ trị tiền phẫu, sau đó sẽ phẫu thuật trực tràng. 
Tháng 12.2018, kíp phẫu thuật gồm TS.BS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng I cùng các bác sĩ trong khoa và kíp gây mê đã tiến hành phẫu thuật Miles cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật được đánh giá phức tạp bởi khối u tương đối lớn xâm lấn thành chậu, việc phẫu tích gặp nhiều khó khăn, ekip phải thắt mạch máu và chậu trong. Ca phẫu thuật diễn ra thành công, các bác sĩ lấy trọn vẹn được khối u 4x5cm. 
Sinh sống và làm việc tại Việt Nam 8 năm nay, là kỹ sư làm  việc tại Công ty xây dựng Kanto, khi biết mình mắc căn bệnh ung thư trực tràng, ông vẫn quyết định lựa chọn điều trị tại bệnh viện K mặc dù có bảo hiểm tại Nhật Bản. Chị Q. (vợ bệnh nhân KemlChi) chia sẻ: “Nếu quay trở về Nhật Bản, ông sẽ được BHYT chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. Tại Việt Nam, ông cũng có BHYT ở bệnh viện quốc tế do công ty hỗ trợ nhưng vợ chồng tôi vẫn quyết tâm chữa trị tại đây. Chúng tôi tin tưởng vào trình độ chuyên môn, trang thiết bị y tế, kỹ thuật tiên tiến mà các bác sĩ bệnh viện K áp dụng trong điều trị ung thư”. 
Trước đó, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, BV E đã cấp cứu cho bệnh nhân Zhou Yao Min (63 tuổi, ngụ TP Trường Xuân, Trung Quốc) bị nhồi máu cơ tim rất nặng. Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch đã tiến hành can thiệp cấp cứu cho bệnh nhân Min đặt 1 stent động mạch vành vào phần tắc của động mạch vành mũ. Việc tái thông động mạch vành cho bệnh nhân giúp quả tim của bệnh nhân hoạt động bình thường trở lại. Được biết bệnh nhân Zhou Yao Min đang có chuyến du lịch tại Việt Nam ngày đầu tiên. Theo người nhà đi cùng bệnh nhân, khi ở Trung Quốc, bệnh nhân đã được các bác sĩ chẩn đoán về bệnh tim mạch nhưng chưa điều trị. 
Không chỉ Bệnh viện K, Bệnh viện E, mà Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức… cũng đã cấp cứu và điều trị thành công nhiều trường hợp người nước ngoài đang du lịch hoặc làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng vẫn chưa nhiều so với tiềm năng, trình độ, trang thiết bị… của một số bệnh viện và số người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh. 
“Tham bát bỏ mâm” 
Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến về thực trạng các Bệnh viện đầu ngành của Việt Nam đang tập trung quá nhiều trong việc điều trị các bệnh thông thường mà bệnh viện tuyến tỉnh cũng có thể làm được. Đây cũng là một phần nguyên nhân của việc quá tải bệnh viện. Trong khi đó lại bỏ trống đối tượng bệnh nhân có nhu cầu chất lượng cao là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh. 
Theo số liệu thống kê, hằng năm có khoảng 140.000 người Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ra nước ngoài như Thái Lan, Singapore… chữa bệnh. Tổng số người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là 300.000 người, nhưng bệnh nhân điều trị nội trú tại các bệnh viện chỉ có khoảng 5.000 - 6.000 người. “Đối tượng bệnh nhân nước ngoài điều trị tại Việt Nam chủ yếu là chữa răng, tập trung từ Campuchia, và đồng bào Việt kiều. Vậy tại sao, các bệnh viện của chúng ta có các GS, TS đầu ngành, trình độ ngang tầm với GS, TS trên thế giới, máy móc, trang thiết bị y tế của Việt Nam cũng không thua kém các nước trong khu vực nhưng vẫn không thu hút được các đối tượng này?”, bà Nguyễn Thị Kim Tiến nêu. 
Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng: Muốn kéo người nước ngoài khám chữa bệnh tại Việt Nam, các bệnh viện không chỉ đầu tư vào đào tạo chuyên môn, kỹ thuật cho y bác sĩ mà còn phải đầu tư vào cơ sở vật chất, thái độ ứng xử với bệnh nhân tốt hơn; đặc biệt là khâu tiếp thị hiện nay vẫn chưa được. Như ở Singapore, các bệnh viện tiếp thị từ người phiên dịch, tổ chức các tour du lịch khám chữa bệnh… “Sắp tới, các bệnh viện cần tăng cường công tác hẹn khám qua điện thoại nhằm giảm tải bệnh nhân, như ở nước ngoài để đặt lịch khám phải chờ tới 2 tháng. Lãnh đạo bệnh viện đầu ngành phải đổi mới tư duy toàn diện để dành thời gian cho việc nghiên cứu, thực hành chuyên môn sâu, kỹ thuật cao, không sa đà vào khám chữa bệnh thông thường như mổ ruột thừa, tái khám, điều trị các bệnh mãn tính... Bệnh nhân chỉ đến những bệnh viện tuyến cuối khi ở giai đoạn nặng”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh. 

 Việt Nam cũng tiếp tục khẳng định làm chủ công nghệ ghép đa tạng, ngoài các kỹ thuật thường quy về ghép tim, ghép gan, ghép thận, ghép tủy, giác mạc, năm 2018 thực hiện thành công ghép phổi; Tiếp tục làm chủ, hoàn thiện đưa nhiều kỹ thuật y học Việt Nam đạt tầm thế giới (can thiệp mạch, phẫu thuật nội soi, hỗ trợ sinh sản). 
Việt Nam cũng đang ứng dụng và điều trị thành công nhiều trường hợp ung thư bằng liệu pháp miễn dịch của hai nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đoạt giải Nobel y học năm 2018. Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu cũng được đưa vào ứng dụng thành công như phương pháp phẫu thuật nội soi tuyến giáp một lỗ của nhà khoa học, ThS.BS Phan Hoàng Hiệp - Trưởng khoa Điều trị kỹ thuật cao, Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa được bình chọn là 1 trong 10 thành tựu Khoa học và Công nghệ xuất sắc nhất nước Việt Nam năm 2018… 

QUỲNH HOA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top