Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Phát triển du lịch di sản văn hóa tại TP.HCM

Thứ Sáu 23/11/2018 | 10:26 GMT+7

VHO-  Ngày 22.11, Sở Du lịch và Hội Di sản Văn hóa TP.HCM đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học Phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn thành phố thu hút sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia, nhà quản lý và công chúng. Bên cạnh việc khẳng định di sản văn hóa trên địa bàn TP.HCM là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển du lịch, các đại biểu cũng lên tiếng “cảnh báo” về việc không ít di sản văn hóa bị đối xử thô bạo dẫn đến mất dần và đang có nguy cơ bị xóa sổ, đặc biệt là di sản đô thị trên địa bàn thành phố.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Sở Du lịch TP.HCM, toàn thành phố hiện có trên 385 tài nguyên du lịch, trong đó có tới 97,9% được xếp vào tài nguyên du lịch văn hóa. Nguồn thu từ hoạt động du lịch chiếm đến 10,7 GDP của thành phố. Đóng góp của di sản văn hóa vào sự phát triển của du lịch là rất rõ ràng, làm cơ sở hình thành các sản phẩm du lịch, là bệ phóng để ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thế nhưng, sự đầu tư cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống di sản trên địa bàn thành phố thì chưa thỏa đáng. Việc phát huy di sản văn hóa trong hoạt động du lịch cũng chưa thực sự hữu quả, nhiều di tích chưa trở thành điểm đến của du khách.

Thống kê của Trung tâm Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa cho biết, toàn thành phố hiện có 172 di tích được xếp hạng nhưng chỉ có khoảng 40 di tích (chiếm tỉ lệ 23%) thực sự được du khách trong nước và quốc tế quan tâm, có nhu cầu tham quan du lịch, và nằm trong tour của các công ty du lịch, lữ hành. Đa số các di sản hiện đang được khai thác phục vụ phát triển du lịch chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố, huyện Củ Chi và Cần Giờ.

Nhiều đại biểu cho rằng tài nguyên du lịch văn hóa của thành phố chưa được khai thác và phát huy xứng tầm. Không ít di sản còn đơn điệu, chưa đủ sức hấp dẫn du khách, một số điểm di tích còn hạn chế về thời gian mở cửa phục vụ du khách, du khách chỉ tham quan trong giờ hành chính… Do đó, cần làm phong phú hơn không gian của di sản, giá trị của hiện vật… để du khách trải nghiệm và khám phá di tích, làm cho di sản trở nên sống động.

HOÀNG HẢI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top