Kỷ niệm 77 năm Ngày Truyền thống Ngành Văn hóa (28.8.1945 - 28.8.2022): Trọn vẹn lời dạy, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa
VHO- “... Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, lời nhắn nhủ bình dị của Người trong lá thư gửi giới họa sĩ và văn nghệ sĩ năm 1951, cho đến hôm nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự. Như những lời dặn dò, giao nhiệm vụ cho những người làm văn hóa, Bác chỉ rõ cho văn nghệ sĩ tìm ra sứ mệnh, “mặt trận” của mình.
Nhiều thập kỷ trôi qua, những người làm văn hóa nước nhà luôn thấm đẫm lời dạy ân tình của Bác. Ở từng giai đoạn khác nhau, những người làm văn hóa Việt Nam đã hoàn thành một cách trọn vẹn, đẹp đẽ nhất lời dạy của Người: Văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mọi nẻo đường, “mặt trận”. Những ngày này các thế hệ văn nghệ sĩ đang cùng nhau "ôn cố tri tân", cùng nguyện thực hiện trọn vẹn hơn nữa lời căn dặn của Người.
Thấm thía lời dạy của Người
Bức thư chỉ khoảng 300 chữ nhưng đã khái quát được cả nhiệm vụ, lập trường, tưtưởng, sáng tác cho các họa sĩ nói riêng, các nghệ sĩ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật nói chung. Điều đặc biệt, những lời nói ngắn gọn của Bác đã thể hiện ngay từ thời kỳ đó khi Người khẳng định: “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”. Tư tưởng của Người mãi là định hướng cho sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc ngâm thơ, bình thơ của các phụ lão và các văn nghệ sĩ, tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày 5.2.1962. Ảnh: Minh An chụp lại
TS Chu Đức Tính, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho rằng, câu nói của Bác Hồ gồm hai ý sâu sắc và thấm thía. Thứ nhất, Bác đánh giá cao giá trị của “mặt trận” văn hóa trong đời sống xã hội, như Người từng nói: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Thứ hai, Bác xác định vị thế và vai trò quan trọng của những chiến sĩ trên “mặt trận” văn hóa. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, mọi công việc đều phải hướng về phục vụ kháng chiến, Bác đã coi những người làm văn hóa, văn nghệ sĩ nhưnhững chiến sĩ trên mặt trận chiến đấu. Người đặc biệt coi trọng vai trò của văn nghệ sĩ trên “mặt trận” tuyên truyền, cổ vũ phục vụ kháng chiến. Vai trò đó quan trọng như vai trò của những chiến sĩ trên mặt trận chiến đấu chống lại quân thù.
Tác phẩm “Hai chiến sĩ”, 1949, màu nước của họa sĩ - liệt sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954)
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam xúc động nói, bức thư của Bác Hồ nhân Triển lãm của các họa sĩ Việt Nam năm 1951 luôn có một ý nghĩa hết sức thiêng liêng trong đời sống mỹ thuật nói riêng, đời sống văn học nghệ thuật nước nhà nói chung. Chủ tịch Hồ Chí Minh có một nhãn quan hết sức đặc biệt. Một người đứng đầu đất nước có một nền cốt văn hóa, một sự am hiểu sâu sắc đối với nền văn hóa nghệ thuật nước nhà. Những lời nói trong bức thư chính là mong muốn của Người về vai trò của văn nghệ sĩ, với sự tiên phong và dấn thân như những chiến sĩ trên “mặt trận” của mình. “Ở từng giai đoạn khác nhau của đất nước, giới mỹ thuật và văn nghệ sĩ Việt Nam đã hoàn thành một cách đẹp đẽ nhất lời dạy của Bác, trở thành những “chiến sĩ” trên mọi nẻo đường, “mặt trận”. Từ kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có thể nói 30 năm là một minh chứng hùng hồn cho sự phát triển của nền văn hóa nghệ thuật cách mạng Việt Nam, với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là lời dạy của Bác trong bức thưnăm 1951. Hằng năm, Hội Mỹ thuật Việt Nam vẫn lấy ngày Bác gửi thư để nhắc nhở giới họa sĩ, dù thời bình thì trên “mặt trận không tiếng súng”, vai trò của văn nghệ sĩ vẫn luôn cần sự tiên phong, để quyết định sự sôi động hay yên lặng của đời sống văn học nghệ thuật hôm nay.
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn cho rằng, sự “xung trận” của những “chiến sĩ” văn hóa hôm nay là những cuộc cách mạng về thị giác và thẩm mỹ. Sự “mách bảo” thẩm mỹ ấy hết sức quan trọng đối với công chúng. “Không thuần túy là một bức thư, Người nói nhẹ nhàng nhưng là lời nhắn gửi các nghệ sĩ hãy trọn vẹn với trách nhiệm xã hội và nghệ thuật của mình...”.
Các nghệ sĩ biểu diễn phục vụ y, bác sĩ và bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến TP.HCM (tháng 7.2021 )
Sứ mệnh tiên phong của người làm văn hóa
Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng bày tỏ sự thấm thía, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, giai đoạn nào thì lời dạy của Bác vẫn chưa bao giờ cũ. Những người làm văn hóa văn nghệ hôm nay càng phải hiểu rằng, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, trong “thế giới phẳng” của nền văn hóa toàn cầu thìvăn hóa, nghệ thuật Việt Nam càng phải thể hiện một cách trọn vẹn nhất, đầy đủ nhất bản sắc của mình.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lá thư năm ấy, tư tưởng của Người sau này đã được các thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam quán triệt và thể hiện sâu sắc trên từng tác phẩm. Trong mỹ thuật, có thể cảm nhận từ những bức ký họa chiến trường nhuốm màu dấn thân của từng họa sĩ, đến một tác phẩm được xem là đỉnh cao của nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của danh họa Nguyễn Sáng, bản hùng ca về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách mạng. Mỗi tác phẩm đều thể hiện tâm huyết và tình cảm của người nghệ sĩ dành cho đất nước, dân tộc. Lời dạy của Bác mãi mãi được khắc sâu để từ đó, hình thành trách nhiệm và ý thức tự thân của người nghệ sĩ.
“Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vừa qua, sự dấn thân của những “nghệ sĩ - chiến sĩ” được thể hiện qua sự lăn lộn trong thực tiễn, thực hiện tác phẩm và dành những món quà tình nghĩa cho các y bác sĩ, chiến sĩ công an, quân đội trên tuyến đầu... Đó là tình cảm, trách nhiệm của văn nghệ sĩ trước vận mệnh của đất nước trong những thời kỳ hết sức quan trọng. Chúng ta nhận thấy, tư tưởng của Bác ở mỗi giai đoạn sẽ có hiệu ứng khác nhau để người nghệ sĩ tiếp tục làm tròn sứ mệnh của mình, một cách thầm lặng...”, họa sĩ Lương Xuân Đoàn bộc bạch. Với thế hệ các nghệ sĩ sáng tác hôm nay, lời dạy của Bác Hồ cũng vô cùng thấm thía. Gắn bó với đề tài người lính và chiến tranh cách mạng, họa sĩ Nguyễn Trường Linh tâm sự, quá trình thực hiện các tác phẩm giúp anh nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn về chiến tranh, bởi bản thân chưa từng là người lính. “Đây cũng là điều kiện để tôi hiểu rõ hơn về người lính Cụ Hồ trong thời chiến, thời bình. Các tác phẩm tạo hình nhưmột vũ khí sắc bén trên “mặt trận” văn hóa, họa sĩ sẽ là người sử dụng vũ khí đó để tạo nên những hình tượng giúp công chúng hiểu rõ hơn về hòa bình, về chiến tranh, về người lính…”, anh nói.
Theo họa sĩ Nguyễn Trường Linh, các tác phẩm hội họa về đề tài chiến tranh cách mạng luôn là những đỉnh cao bởi chúng đi thẳng vào trái tim người xem, như một lời cổ vũ cho chiến thắng, cho hòa bình. “Văn hóa, văn nghệ có sức mạnh giúp cho mọi dân tộc chiến thắng mọi kẻ thù, áp bức. Ngày hôm nay, ta sẽ hiểu rõ hơn khi văn hóa, văn nghệ lan tỏa rộng khắp trên mọi lĩnh vực nhờsựảnh hưởng sâu sắc với các sáng tác văn học nghệ thuật hiện đại, bám sát đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng...”, anh nói.
Thấm đẫm lời dạy của Bác trên “mặt trận không tiếng súng” hôm nay, họa sĩ Nguyễn Trường Linh bộc bạch: “Người chiến sĩ văn hóa văn nghệ phải thấu hiểu và làm sáng rõ mọi điều qua các tác phẩm. Một người làm văn hóa , nếu có những suy nghĩ lệch lạc về khuynh hướng sáng tác, tư tưởng sai lạc về xã hội rất dễ bị kẻ thù vô hình lợi dụng, biến thành công cụ chống lại xã hội. Họ cần có trái tim yêu nước, sự can đảm trước sức cám dỗ tiền bạc...”.
Cùng chung góc nhìn này, TS Chu Đức Tính nhấn mạnh, trong đời sống văn hóa nghệ thuật nhiều biến động hôm nay, những lời Bác nói vẫn luôn nguyên giá trị. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhấn mạnh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021: “Văn hóa còn thì dân tộc còn”. TS Chu Đức Tính cho rằng, khi “bão” văn hóa trên thế giới đổ vào Việt Nam, nền kinh tế thị trường là nơi rèn luyện rõ nhất cho văn nghệ sĩ. Đó là một nền kinh tế mà người ta có quyền lo cho cá nhân mình và có thể lạm dụng quyền đó để theo chủ nghĩa cá nhân. Lúc này phải đặt vai trò, trách nhiệm của người nghệ sĩ không khác gì trong kháng chiến, bản thân họ phải thắng được chính mình trong cuộc chiến đấu trên mặt trận không tiếng súng hôm nay. “Người làm văn hóa vừa phải giữ được chính mình, vừa lan tỏa vai trò, giá trị trong đời sống xã hội. Đất nước càng phát triển thì vị trí của văn hóa ngày càng to lớn, vai tròcủa các văn nghệ sĩ ngày càng cao, càng cần được quan tâm và càng phải tự rèn luyện mình...”, TS Chu Đức Tính nhấn mạnh.
Kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Văn hóa 28.8, TS Chu Đức Tính khẳng định, lời dạy của Bác Hồ đối với thế hệ làm văn hóa hôm nay càng hết sức có giá trị. Trong những ngày này, những người làm văn hóa cùng nhớ lại những câu nói của Bác Hồ mà đã thành triết lý: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi, càng ngẫm chúng ta càng cảm thấy lời của Người có ý nghĩa như thế nào, càng thấy vai trò của văn hóa, của người chiến sĩ văn hóa trên “mặt trận” rất đặc thù này. Văn hóa còn thì dân tộc còn, lời nhắc của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc cũng vừa động viên, nhưng cũng là trao nhiệm vụ to lớn cho ngành Văn hóa. Bởi thế, trong dịp kỷ niệm Ngày truyền thống của ngành Văn hóa, chúng ta càng thấy vai trò của văn hóa hết sức nổi bật, càng cảm thấy có trách nhiệm lớn hơn để gánh vác sứ mệnh “soi đường”...”, TS Chu Đức Tính chia sẻ.
Người làm văn hóa vừa phải giữ được chính mình, vừa lan tỏa vai trò, giá trị trong đời sống xã hội. Đất nước càng phát triển thì vị trí của văn hóa ngày càng to lớn, vai trò của các văn nghệ sĩ ngày càng cao, càng cần được quan tâm và càng phải tự rèn luyện mình... (TS CHU ĐỨC TÍNH) |
Bộ VHTTDL không tổ chức đón tiếp khách, không nhận hoa chúc mừng nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Truyền thống ngành Văn hoá Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống ngành Văn hóa (28.8.1945 - 28.8.2022), Bộ VHTTDL vừa có Công văn gửi các Ban, bộ, ngành, đoàn thể TƯ; Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ. Trong công văn, BộVHTTDL bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trân trọng cảm ơn các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể TƯ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua luôn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. “Toàn ngành kính mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, nhiều hơn nữa của các đồng chí lãnh đạo, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành trong thời gian tới”, Công văn viết. Công văn cũng nêu rõ, thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22.7.2010 của Bộ Chính trị khóa XI về việc “Đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao”; Nghị định số 111/NĐ-CP ngày 31.8.2018 của Chính phủ quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương; Quyết định số 2262/QĐ-TTg ngày 31.12.2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, “kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống ngành Văn hóa, Bộ VHTTDL chủ trương không tổ chức đón tiếp khách, không nhận hoa chúc mừng tại trụ sở cơ quan Bộ, các đơn vị thuộc Bộ vàmong nhận được sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân đối với chủ trương trên”, Công văn nhấn mạnh. T.Q |
PHƯƠNG ANH