Chế tác than đá thành các sản phẩm lưu niệm du lịch: Không dễ như ai đó lầm tưởng

VH- Nghề chế tác mỹ nghệ than đá do người Pháp du nhập vào vùng mỏ Quảng Ninh từ cuối thế kỷ XIX. Trước năm 1986, những người thợ tham gia vào Hợp tác xã Hồng Gai chuyên chế tác tranh, mỹ nghệ than đá. Sau khi hoạt động không hiệu quả, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, Hợp tác xã bị giải thể.

Chế tác than đá thành các sản phẩm lưu niệm du lịch: Không dễ như ai đó lầm tưởng - Anh 1
  

Các sản phẩm mỹ nghệ được chế tác từ than đá tại Quảng Ninh

Năm 1986, những người làm nghề dần khôi phục lại nghề thủ công này. Nghề điêu khắc than đá là nét đặc trưng riêng của Vùng mỏ. Khi đến Quảng Ninh, nhiều du khách quốc tế rất ngạc nhiên, thích thú những sản phẩm điêu khắc từ than đá tại Quảng Ninh. Sản phẩm điêu khắc từ than đá để trang trí, làm quà tặng cho khách du lịch trong và ngoài nước.

Một tác phẩm nhỏ, đơn giản cũng phải qua từ 5-12 người

Theo nghệ nhân Phạm Thị Cộng, trú tại đường Lê Thánh Tông, TP Hạ Long, than đá làm nguyên liệu chế tác ra những tác phẩm nghệ thuật phải là phôi than mỹ nghệ hóa thạch, đạt chất lượng tốt với các yêu cầu như than đen đặc, trên bề mặt than không có những đường vân, mạch đứt gãy xuyên ngang dọc, có tuổi cao, rắn chắc, thường là loại than bóng hoặc than chì có ở các mỏ lớn ở Cẩm Phả, Hòn Gai... Than không được pha tạp chất, xít, ảnh hưởng mỹ quan, chất lượng sản phẩm. Người thợ xẻ nhỏ than đá thành từng khối theo yêu cầu, hình dạng và kích cỡ chế tác.

Để làm ra một sản phẩm than đá trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Đầu tiên là thửa phôi, các nghệ nhân sẽ lựa chọn phôi than nguyên khối phù hợp với tác phẩm định tạc, điêu khắc rồi cưa theo định hình sản phẩm. Bước thứ hai là vệ sinh, rửa phôi than sạch sẽ bằng nước để lộ nguyên thổ than. Bước thứ 3 là chế tác gồm các công đoạn: cưa, cắt, đục, mài, gọt giũa than theo ý tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Bước thứ 4 là đánh giấy ráp tạo độ bóng, mịn cho tác phẩm. Cuối cùng là khắc chữ, chỉnh sửa, gọt giũa, chau truốt tác phẩm trước khi xuất xưởng ra thị trường.

 

 

Các cô gái “vàng” Rowing Ảnh: XUÂN BÌNH

Để hoàn thành một tác phẩm than đá mỹ nghệ lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp đều phải trải qua từ 5 đến 12 người thợ chế tác. Mỗi tác phẩm điêu khắc than thể hiện sự kết tinh của sự sáng tạo, bàn tay khéo léo và sự say mê với nghề. Trong đó, khâu khó nhất của nghề điêu khắc than là căn chỉnh tạo hình trên bề mặt than, khắc tạc các chi tiết nhỏ, các đường khắc vẽ cong tạo sự mềm mại cho sản phẩm. Tất cả đều phải dùng loại dao khắc, vẽ riêng biệt. Các sản phẩm lưu niệm tùy theo kích cỡ và mức độ phức tạp có thể mất vài ngày đến hàng tháng để hoàn thiện. Các khâu khắc và vẽ đều thực hiện thủ công. Sự cần mẫn, tỉ mỉ để làm ra sản phẩm có kích cỡ nhỏ, tinh tế... tạo nên vẻ đẹp, sự hấp dẫn cho các sản phẩm mỹ nghệ than đá.

Trong đó, đáng chú ý, các dụng cụ dùng để chế tác than gồm: búa, đục, cưa, kìm, dao, kéo, giấy ráp, máy đánh bóng. Từ một số mẫu đơn giản ban đầu như: phù điêu Vịnh Hạ Long, hòn trống mái…, các nghệ nhân tài hoa đất Mỏ sáng tạo ra hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm điêu khắc than mỹ nghệ với độ tinh xảo, nghệ thuật được du khách ưa thích. Các sản phẩm điêu khắc từ than đá tại Quảng Ninh có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong nước và một số quốc gia như: Nhật, Thái Lan, Trung Quốc, Anh, Mỹ, Áo, Đức…

Lo sợ mai một nghề

Gia đình anh Nguyễn Tiến Quyết và chị Nguyễn Thị Thanh Bình (phường Hồng Hà, TP Hạ Long) là đời thứ 3 duy trì nghề chế tác than đá tại Quảng Ninh. Bố anh Quyết là nhà điêu khắc Tuấn Lợi. Ông nội anh Quyết là thợ mỏ, từng chế tác nhiều bức tượng cho các chủ hầm than người Pháp. Đến nay, anh Quyết có thâm niên gần 20 năm theo nghề điêu khắc trên than đá. Được thừa hưởng nghề gia truyền, có chuyên môn về hội họa, khi du lịch Quảng Ninh bắt đầu phát triển, anh Quyết chế tác than đá thành các sản phẩm mỹ nghệ dành cho khách du lịch. Các sản phẩm điêu khắc mỹ nghệ từ than đá mang tính nghệ thuật cao. Mỗi tác phẩm có hình dáng đặc trưng, hình khối phù hợp tránh gẫy, hỏng khi đóng gói và vận chuyển. Sau nhiều năm làm nghề, anh Quyết đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm từ than đá: tranh 2D về Vịnh Hạ Long, các thắng cảnh ở Hạ Long, Quảng Ninh và các con vật. Các sản phẩm lưu niệm có tính biểu tượng và thẩm mỹ cao.

 

Đô cử Trịnh Văn Vinh Ảnh: MINH CHIẾN

Để tạo sự hấp dẫn cho các sản phẩm mỹ nghệ, anh Quyết thay đổi đề tài sáng tác về các cảnh đẹp của quê hương đất nước, Vịnh Hạ Long, các loại thú vật đáp ứng các nhu cầu của du khách. Theo đó, kích cỡ các sản phẩm cũng rất đa dạng. Các sản phẩm mỹ nghệ được đánh bóng bằng máy mài, chế tác tạo độ nhám. Các sản phẩm than đá mỹ nghệ có giá từ vài trăm nghìn đồng/sản phẩm nhỏ và hàng chục, hàng trăm triệu đồng đối với các sản phẩm có kích thước lớn, độ tinh xảo cao. Hiện, các sản phẩm than đá mỹ nghệ của anh Quyết được đặt tại các ki ốt bên bờ Vịnh Hạ Long và đại lý tại các địa phương. Công việc vất vả, thu nhập không cao nhưng với lòng yêu nghề, anh Quyết vẫn duy trì sản xuất. Với anh Quyết, điêu khắc than vừa giữ gìn nghề truyền thống của gia đình và làm đẹp cho đời.

Sản phẩm điêu khắc than đá mang những nét đặc trưng của vùng mỏ Quảng Ninh. Tuy nhiên, rất ít người thợ gắn bó lâu dài với nghề này bởi sự tỉ mỉ, sức khỏe bị ảnh hưởng do tiếp xúc nhiều với bụi than. Năm 2007, TP Hạ Long có dự án, thành lập Hội hàng thủ công mỹ nghệ TP Hạ Long, thu hút hàng chục hộ làm nghề tham gia. Tuy nhiên, do không có sự đầu tư, đầu ra không ổn định, Hội hàng thủ công mỹ nghệ đã sớm giải thể. Ngoài việc kiên trì, khéo léo, say mê với nghề, các công nhân làm nghề điêu khắc than còn bị ảnh hưởng sức khỏe do bụi than. Hiện nay nghề điêu khắc than có ít người làm, thu nhập không ổn định, thiếu sự đầu tư, có nguy cơ mai một. 

 HẢI ĐĂNG

 

Ý kiến bạn đọc