Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Phát hiện “tài liệu” cho việc xây dựng hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử trình UNESCO

Thứ Sáu 15/01/2021 | 10:41 GMT+7

VHO-  Ban điều hành thăm dò, thám sát, khai quật khảo cổ chùa Ngũ Đài (thuộc UBND tỉnh Hải Dương) phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia vừa tổ chức hội thảo báo cáo sơ bộ kết quả thăm dò, thám sát và khai quật khảo cổ học di tích chùa Ngũ Đài, phường Hoàng Tiến, TP Chí Linh.

 Nhiều di vật quan trọng được tìm thấy tại khu khai quật

Theo lý lịch di tích và truyền tụng trong dân gian, chùa Ngũ Đài (Kim Quang tự) nằm ở chân núi Đống Thóc, thuộc khu vực Ngũ Đài Sơn, phường Hoàng Tiến do Thiền phái Trúc Lâm xây dựng dưới triều vua Trần Minh Tông (năm 1320) và trùng tu vào các thời Lê, Nguyễn, đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ với quy mô nguy nga, tráng lệ. Tuy nhiên, trải qua thời gian cùng với biến động lịch sử, ngôi chùa đã bị hư hại nặng nề. Ngôi chùa hiện còn được nhân dân tu bổ, tôn tạo vào các năm 1936, 2003 với quy mô khá khiêm tốn.

Hơn 1 năm qua, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Sở VHTTDL Hải Dương đã phối hợp thăm dò và khai quật tại di tích chùa Ngũ Đài với diện tích hơn 1.200m2. Kết quả đã xác định được 4 lớp kiến trúc thuộc 4 giai đoạn xây dựng, trùng tu và biến đổi của di tích. Qua đó đã xác định được mặt bằng, quy mô, kết cấu của chùa Ngũ Đài qua các giai đoạn lịch sử, kéo dài từ đầu thế kỷ 14 (thời Trần) đến đầu thế kỷ 20 (thời Nguyễn). Kết quả khai quật cũng đã thu được một khối lượng lớn các vật liệu kiến trúc và đồ thờ tự, đồ sinh hoạt, góp phần bổ sung cho việc nghiên cứu và giám định niên đại của di tích qua các thời kỳ lịch sử, giúp ích cho quá trình nhận thức và định hướng nghiên cứu, quy hoạch trong di tích thời gian tới.

Kết quả khai quật cũng cho thấy vào thời Trần, chùa Ngũ Đài là một trong những ngôi chùa thuộc Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm và có mối liên hệ mật thiết với hệ thống chùa ở Yên Tử, Quỳnh Lâm, Ngọa Vân (Quảng Ninh) cũng như Thanh Mai, Côn Sơn (Hải Dương) và Vĩnh Nghiêm, Mã Yên, Am Vãi, Khám Lạng (Bắc Giang), tạo thành một vùng “tam giác Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử” phát triển rực rỡ. Đây cũng là những thông tin quan trọng, giúp ích cho quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về không gian phân bố của hệ thống di tích chùa, tháp Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử cũng như các vấn đề về an ninh quốc phòng của quốc gia Đại Việt thời Trần. Từ đó cung cấp cứ liệu khoa học, đảm bảo tính chân xác, toàn vẹn để phục vụ cho việc xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử tại 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang là Di sản văn hóa thế giới.

T.SƯƠNG

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top