Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Vì sao Bộ Y tế không cấp​​​​​​​ kit test nhanh Covid-19 cho Hà Nội?

Thứ Tư 05/08/2020 | 10:33 GMT+7

VHO- Hiện Hà Nội đã hết kit test nhanh virus SARS-CoV-2 cho những người từ Đà Nẵng trở về và đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ. Tuy nhiên lãnh đạo Bộ Y tế cho biết không cấp kit test nhanh, mà khuyến khích làm xét nghiệm RT-PCR.

 TP Đà Nẵng xét nghiệm Covid-19 cho người dân bằng kỹ thuật RT-PCR Ảnh: TUẤN DŨNG

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội báo cáo về việc thiếu khoảng 3.000 kit test xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 dành cho người từ Đà Nẵng về và kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ thêm. Tuy nhiên, Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định không cấp kit test nhanh mà khuyến khích làm xét nghiệm RT-PCR. Tất cả những đơn vị có ký hợp đồng với cơ quan BHXH trên địa bàn phải thực hiện được xét nghiệm này. Về vấn đề giá, Hà Nội tự hướng dẫn các đơn vị mua sắm sinh phẩm để xét nghiệm, không mua tập trung.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề nghị Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội chủ động tập huấn về an toàn sinh học cho tất cả các đơn vị trên địa bàn, không đợi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Bộ Y tế phối hợp BHXH ban hành hướng dẫn về thanh toán chi phí xét nghiệm. Đây là động thái mong muốn mở rộng xét nghiệm cho các cơ sở khám

 chữa bệnh có hợp đồng BHXH, BHYT. “Chúng tôi mong muốn xét nghiệm được thực hiện ở mọi cơ sở y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Khi người dân có yếu tố nguy cơ đến các cơ sở này sẽ được xét nghiệm và BHYT chi trả cho người đó”, GS.TS Nguyễn Thanh Long nói.

Trước ý kiến này của Bộ Y tế, ngày 3.8, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã động viên những người chưa được làm xét nghiệm yên tâm ở nhà, theo dõi sức khoẻ. Nếu có biểu hiện ho, sốt, bất thường thì tới các cơ sở y tế để khám, điều trị. Đến ngày 4.8, Bộ Y tế có văn bản gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai và Trường Đại học Y Hà Nội đề nghị hỗ trợ ngành y tế Hà Nội thực hiện việc xét nghiệm Covid-19 trong giai đoạn trước mắt; UBND TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị trên để triển khai thực hiện. Liên quan đến test nhanh Covid-19, BS Đồng Phú Khiêm, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương cho rằng rất nhiều người hiểu chưa đúng về giá trị của xét nghiệm này. Vì vậy người dân cần hiểu rõ hơn về giá trị của xét nghiệm này tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo BS Đồng Phú Khiêm, để phát hiện một người có bị nhiễm virus SARS-CoV- 2 hay không hiện nay có 2 nhóm xét nghiệm: Các xét nghiệm trực tiếp và các xét nghiệm gián tiếp. Các xét nghiệm trực tiếp là các xét nghiệm các thành phần của cấu tạo của virus ở trong cơ thể (hiện nay xét nghiệm phổ biến nhất là xét nghiệm tìm kiếm các đoạn gen của virus bằng kỹ thuật PCR, ngoài ra còn có xét nghiệm nuôi cấy phân lập virus). “Ưu điểm của xét nghiệm này là có thể phát hiện người nhiễm virus ở những giai đoạn rất sớm kể từ khi người bệnh chưa biểu hiện bệnh. Vì thế đây là xét nghiệm rất có giá trị được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo thực hiện để chẩn đoán một người có đang bị nhiễm bệnh hay không. Nhưng nhược điểm của xét nghiệm này là đòi hỏi phải có phòng xét nghiệm được trang bị đủ phương tiện cần thiết, nhân viên được đào tạo chuyên sâu và xét nghiệm này thường tốn kém và mất nhiều thời gian”, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực nói.

Còn các xét nghiệm gián tiếp là xét nghiệm nhằm tìm kiếm các dấu vết của virus để lại trong cơ thể nhiễm. Cụ thể là làm các xét nghiệm tìm kháng thể mà cơ thể người bệnh sinh ra khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và đây là xét nghiệm mà TP Hà Nội đang thực hiện. Có điều hết sức lưu ý là người nhiễm virus SARS-CoV-2 không phải ai cũng sinh ra kháng thể, kháng thể cũng không phải được tạo ra ngay sau khi người bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Do đó, xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể dương tính chỉ thể hiện rằng người đó đã từng bị nhiễm virus trong quá khứ, chứ không thể khẳng định người đó có đang bị bệnh, có khả năng lây bệnh hay không. Ngược lại, xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể âm tính không có nghĩa là người đó không bị nhiễm và không lây cho người khác. Trên thế giới có nhiều hãng đang tìm cách nghiên cứu các xét nghiệm test nhanh tìm kiếm các cấu trúc của virus SARS-CoV-2 giúp chẩn đoán nhanh, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ xét nghiệm test nhanh nào được công nhận và áp dụng trong chẩn đoán Covid-19.

“Như vậy người đi từ vùng dịch về dù có xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể âm tính vẫn có thể là người đang nhiễm bệnh, vẫn có thể lây nhiễm bệnh cho cộng đồng nên cần tiếp tục tuân thủ thực hiện cách ly theo khuyến cáo của Bộ Y tế”, bác sĩ Đồng Sỹ Khiêm nhấn mạnh. 

 NGUYÊN KHANG

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top