Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Mô hình xe cứu thương hai bánh: Liệu có được ưu tiên khi làm nhiệm vụ?

Thứ Sáu 09/11/2018 | 09:35 GMT+7

VHO- Nhằm ứng phó với nạn tắc đường hoặc các tình huống nhà dân nằm sâu trong ngõ nhỏ mà xe ô tô cứu thương không thể vào được, Sở Y tế TP.HCM đã triển khai thí điểm mô hình xe cứu thương hai bánh.

 Xe cấp cứu hai bánh được trang bị túi cấp cứu gồm dụng cụ cấp cứu và thuốc

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn vừa chính thức triển khai thí điểm mô hình cấp cứu ngoài bệnh viện bằng xe cứu thương hai bánh. Đây cũng là mô hình cấp cứu bằng xe hai bánh đầu tiên được triển khai trong cả nước.

Theo đó, loại xe hai bánh làm nhiệm vụ cấp cứu là xe tay ga có 110 -125 phân khối, sơn màu trắng, được trang bị túi chứa thuốc cấp cứu và dụng cụ cấp cứu. Mỗi xe cấp cứu sẽ có hai nhân viên mặc đồng phục và đội mũ bảo hiểm màu trắng gắn logo bệnh viện và Trung tâm cấp cứu 115.

Trước đó, sau khoảng thời gian gần hai tháng thực hiện thí điểm, được Hội đồng khoa học công nghệ Sở Y tế thẩm định và đóng góp ý kiến. Cụ thể thay vì sử dụng phương tiện là xe tay ga phân khối lớn thường được sử dụng tại các nước phát triển thì Hội đồng đã nhất trí với với bệnh viện Đa khoa Sài Gòn sử dụng loại xe tay ga có động cơ 110-125 phân khối. Bởi loại xe này, nhỏ gọn, vận hành chi phí thấp và đặc biệt rất dễ sử dụng đối với các nhân viên y tế nữ.

Việc triển khai mô hình cấp cứu xe hai bánh này theo Sở Y tế TP.HCM, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp cứu trong điều kiện cấp cứu người dân trong các nơi đông người mà xe ô tô cứu thương khó tiếp cận hiện trường, các tình huống nhà dân ở trong hẻm nhỏ xe ô tô cứu thương không vào được hoặc do bị tắc đường… Do đó xe cấp cứu hai bánh sẽ là phương tiện tiếp cận người bệnh nhanh nhất để sơ cấp cứu sau đó đưa ra xe ô tô cứu thương vận chuyển đến bệnh viện.

 Nhân viên cấp cứu mặc đồng phục và xe cấp cứu hai bán

Đề cập vấn đề này, PGS TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng, với đặc thù của TP.HCM, nhất là khu vực quận 1, nơi tập trung dân cư đông đúc và nhiều khách du lịch, cũng là nơi thường xuyên diễn ra nhiều lễ hội… nên khi xảy ra các tình huống cấp cứu, xe ô tô cứu thương sẽ rất khó tiếp cận. Mô hình cấp cứu bằng xe hai bánh là rất cần thiết, hơn nữa mô hình này cũng được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Việc tiếp cận người bệnh cần cấp cứu trong thời gian nhanh nhất sẽ mang lại cơ hội cứu chữa thành công, giảm thiểu các tai biến nguy hiểm. Với việc triển khai mô hình cấp cứu này hi vọng người dân sẽ được điều trị, sơ cấp cứu nhanh hơn nữa trong thời gian tới.

Như vậy, sau khi được triển khai thí điểm tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, Sở Y tế sẽ thông qua dự thảo quy trình sử dụng xe cấp cứu hai bánh, quy trình vận hành và sau hai tuần nữa sẽ đánh giá rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện, sau đó sẽ ban hành. Đặc biệt, Sở Y tế lưu ý việc phải giữ liên lạc thường xuyên giữa nhân viên y tế đi cấp cứu với bệnh viện cũng như có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhóm đi cấp cứu bằng xe hai bánh với nhóm xe cứu thương thường trực. Để khi có yêu cầu cần vận chuyển bệnh nhân về bệnh viện thì xe cứu thương sẽ kịp thời đưa bệnh nhân đi sau khi được nhân viên cấp cứu xe hai bánh thực hiện sơ cấp cứu trước đó.

Được biết, đây là đề tài sáng tạo khoa học kỹ thuật của Bệnh viện đa khoa Sài Gòn xuất phát từ nhu cầu thực tế nhằm đáp ứng với tình hình nhu cầu cấp cứu của người dân trên địa bàn TP.HCM. Trước mắt mô hình này sẽ được Sở Y tế thành phố giao cho Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn phối hợp với Trung tâm cấp cứu 115 triển khai. Sau khi có kết quả đánh giá tính hiệu quả của mô hình này, nếu như kết quả tốt, Sở Y tế TP.HCM sẽ triển khai nhân rộng ra tất cả các bệnh viện trên địa bàn thành phố.

Vẫn biết việc triển khai mô hình này trước mắt có hiệu quả, nhưng hiện dư luận đang đặt vấn đề, liệu xe cứu thương hai bánh có được ưu tiên khi đang làm nhiệm vụ? Đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa có câu trả lời. 

 Chiều qua 8.11, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã thông qua dự thảo quy trình sử dụng xe cấp cứu 2 bánh. Theo đó, quy trình này sẽ được vận hành thí điểm trong hai tuần rồi rút kinh nghiệm, hoàn thiện và sẽ chính thức ban hành. Đặc biệt, Sở Y tế lưu ý đối với quá trình cấp cứu bằng xe mô tô hai bánh thì nhân viên đi cấp cứu phải giữ liên lạc thường xuyên với bệnh viện cũng như có sự phối hợp nhịp nhàng với nhóm thường trực xe ô tô cứu thương. Nhằm mục đích khi có yêu cầu cần chuyển bệnh nhân về viện thì xe ô tô cứu thương sẽ kịp thời đến để vận chuyển bệnh nhân về viện sau khi đã được nhân viên cấp cứu xe hai bánh sơ, cấp cứu trước đó.

 

 NGUYỄN HIẾU

 

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top