4 giá trị quan trọng trong vun đắp gia đình hiện đại
VHO- Gia đình tốt, sẽ sinh ra những con người tốt, là đảm bảo cho một xã hội tiến bộ, văn minh, đất nước phát triển bền vững. Ở thời đại nào, văn hóa gia đình cũng là nền tảng cho văn hóa xã hội.
Nằm trong chuỗi sự kiện hưởng ứng ngày Ngày Gia đình Việt Nam, ngày 28.6, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu đình và Giới , Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo khoa quốc gia “Đưa Nghị quyết Đại hội XII vào cuộc sống : Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam - Nhận diện và Giải pháp” .
Bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu khai mạc
Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại điểm cầu Hà Nội và trực tuyến trên phạm vi toàn quốc với sự tham gia của gần 300 đại biểu đại diện các bộ , ban , ngành, các tổ chức quốc tế, tổ chức Chính phủ, các cơ quan nghiên cứu , các chuyên gia , nhà khoa học trong lĩnh ma đình và giới; Hội LHPN 63 tỉnh, thành phố... Các đại biểu đã trao đổi , thảo luận kết quả nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm thực tiễn về các giá trị gia đình Việt Nam; nghiên cứu, chỉ ra những giá trị gia đình cốt lõi, phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của phụ nữ đồng thời, đề xuất, gợi ý các phong trào, cuộc vận động về gia đình với những tiêu chí cụ thể phù hợp để triển khai thời gian tới.
Phát biểu tại hội thảo, bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khẳng định: Gia đình có vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của mỗi cá nhân mà cả trong việc thực hiện các chức năng xã hội, “là nơi kết nối, gắn kết các thế hệ, giữ gìn, phát huy những chuẩn mực, giá trị, tinh hoa văn hoá dân tộc” như Thông điệp của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam.
“Qua các thời kỳ phát triển, mặc dù cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại và gia đình vẫn luôn là nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự trường tồn của dân tộc và phát triển đất nước. Xây dựng một hệ giá trị gia đình Việt Nam gồm tổng hòa giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trở thành nguồn lực mạnh mẽ thực hiện mục tiêu phát triển con người, phát triển đất nước đang là yêu cầu đặt ra khi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. khung ảnh hưởng”, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhấn mạnh.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Trong đó ở yếu tố thứ nhất, văn hóa gia đình Việt Nam được hình thành, vun đắp qua nhiều thế hệ, đề cao giá trị đạo đức, nề nếp, kỷ cương, nuôi dưỡng tâm hồn, rèn rũa phẩm chất, hình thành nhân cách con người. Gia đình tốt, sẽ sinh ra những con người tốt, là đảm bảo cho một xã hội tiến bộ, văn minh, đất nước phát triển bền vững. Ở thời đại nào, văn hóa gia đình cũng là nền tảng cho văn hóa xã hội. Chính vì vậy, làm sao để các giá trị ấy tiếp tục thấm sâu, thực sự là mạch nguồn cho gia đình phát triển trong bối cảnh mới.
Mặc dù hiện nay, quan niệm về hôn nhân, con cái có khác nhau ở các nhóm đối tượng, vùng miền, ngành nghề, mức thu nhập... song nhiều nghiên cứu cho thấy hôn nhân và gia đình vẫn là mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam. Vun đắp một cuộc hôn nhân tiến bộ, lành mạnh, xây dựng gia đình hạnh phúc vẫn là mục tiêu hướng đến. Theo TS.Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL) cho biết, một số kết quả nghiên cứu cho thấy các gia đình đề cao các yếu tố tình cảm, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình chứ không phải là các yếu tố vật chất. Điều này cho thấy yếu tố vật chất có thể chỉ là điều kiện đảm bảo để xây dựng gia đình hạnh phúc mà yếu tố quyết định gia đình hạnh phúc chính là các giá trị tinh thần của trong gia đình. Xây dựng gia đình hạnh phúc không chỉ chú trọng đến yếu tố vật chất của gia đình mà bỏ qua các yếu tố văn hóa tinh thần , đặc biệt là chất lượng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Bà Trần Tuyết Ánh chia sẻ về xây dựng tiêu chí gia đình hạnh phúc trong gia đoạn hiện nay
“Gia đình Việt Nam luôn có xu hướng đề cao các giá trị tinh thần , mối quan hệ gia đình và xem đó là yếu tố quan trọng để xây dựng gia đình hạnh phúc. Mặt khác, các yếu tố vật chất là điều kiện, cơ sở để có được gia đình hạnh phúc. Do đó, về mặt chính sách, nhà nước cần tiếp tục nâng cao điều kiện sống cho các gia đình nói chung. Song song với quá trình đó là sự đầu tư, nuôi dưỡng, duy trì các hệ giá trị tốt đẹp của gia đình để “xây dựng đời sống tinh thần" cho thiết chế xã hội cơ bản này”, Vụ trưởng Vụ Gia đình nói.
THẢO LAM