Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

01 Tháng Mười Hai 2023

“Cổng trời” Bana khoác áo mới

Thứ Sáu 29/09/2023 | 09:28 GMT+7

VHO- An Toàn với độ cao 1.000m, là xã thuộc huyện vùng cao An Lão được ví von là một trong những “cổng trời” của tỉnh Bình Định. Đó là chưa kể cùng vẻ đẹp hùng vĩ của cánh rừng nguyên sinh, đồi sim cổ thụ, thác nước, ruộng bậc thang xen kẽ những ngôi nhà sàn của đồng bào Bana khiến du khách say đắm.

 Hấp dẫn điểm ngắm mây ở “cổng trời” An Toàn

Bích họa trên vách nhà sàn

Từ một ngôi làng nằm lọt giữa núi rừng, với cuộc sống yên ả, ít người biết đến. Tuy nhiên giờ đây, những bức bích họa trên các vách nhà sàn tại thôn 3, xã An Toàn đã tái hiện những hình ảnh giản dị, thân quen và đầy sinh động về đời sống của đồng bào Bana. Càng vui hơn, những bức tranh bích họa rực rỡ sắc màu ấn tượng khiến làng Bana nơi đây như khoác “áo mới”, rực rỡ giữa đất trời.

Theo ông Châu Anh Tế, Trưởng phòng VHTT huyện An Lão, những ngôi nhà sàn phủ kín bởi những bức bích họa sống động kể trên bắt đầu từ ý tưởng của một nhóm giáo viên mỹ thuật trên địa bàn và được UBND huyện An Lão hỗ trợ kinh phí để thực hiện. Đây là một dự án cộng đồng nhằm tô điểm cảnh vật vùng cao, đồng thời thúc đẩy một nền nông nghiệp sạch, phát triển mô hình du lịch trải nghiệm và để tôn vinh, quảng bá những nét văn hóa nổi bật của địa phương, đồng thời tạo sinh kế cho người dân nơi đây. Cũng theo ông Tế, những họa sĩ, giáo viên An Lão đã khoác áo mới xinh đẹp cho làng thành công. Đây không chỉ tạo thêm điểm đến mới cho du lịch mà qua đó còn phác họa một góc nhìn vào đời sống, sinh hoạt, tâm hồn của đồng bào Bana, góp phần nâng cao ý thức giữ gìn môi trường của người dân nơi đây.

Bà Đinh Thị Thu, người Bana tại thôn 3, xã An Toàn cho biết, chúng tôi rất vui, khi những ngôi nhà sàn ở đây được tô điểm bằng nhiều hình ảnh bích họa. Thật sự, làng đã đổi thay, đời sống của bà con bắt đầu phát triển theo hướng du lịch cộng đồng. “Những bức bích họa đã tái hiện lại hình ảnh đời sống, sinh hoạt, sản xuất, vui chơi gần gũi của bà con, như chúng tôi đang thật sự hòa mình giữa núi rừng. Không chỉ người lớn, mà cả bọn trẻ trong làng cũng rất thích”, bà Thu chia sẻ.

Được khoác “áo mới”, cũng bởi vậy mà làng Bana ngày càng đón nhiều du khách địa phương cũng như ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm cuộc sống bản địa của đồng bào nơi đây. Bà Nguyễn Thị Xanh, một du khách cho hay: “Bà con thuyết minh rất hấp dẫn về làng, về những bích họa vẽ trên nhà sàn. Họ giải thích kỹ về văn hóa, đời sống… của người Bana được khắc họa trên từng bức ảnh. Bởi thế mà chúng tôi đã có những trải nghiệm thú vị, đáng nhớ ở tại đây. Và chắc chắn một điều, khi xuống đồng bằng, tôi sẽ kể điều này mới mẻ, hấp dẫn, quyến rũ và mời bạn bè gần xa lên “cổng trời” An Toàn để thăm làng Bana này”.

 Làng Bana ở An Toàn khoác “áo mới” từ những bức bích họa để hút khách du lịch

Đầu tư phát triển du lịch cộng đồng

Ở “cồng trời” An Toàn, hiện có 4 điểm lưu trú cho khách du lịch là homestay Đinh Thị Mới, homestay Phạm Thị Kênh, farmsaty Nẫu Ecovalley (ở thôn 1), homestay Đinh Văn Liêu (ở thôn 2).

Chị Phạm Thị Kênh (41 tuổi), chủ homestay tại làng Bana thôn 1, xã An Toàn bộc bạch, với điều kiện thuận lợi về tài nguyên khí hậu, rừng nguyên sinh, đặc biệt bà con còn lưu giữ đậm nét bản sắc văn hóa, đó chính là lý do để thời gian gần đây người Bana và H’rê tại An Toàn đầu tư xây dựng và làm du lịch cộng đồng để thu hút du khách đến đây trải nghiệm văn hóa cũng như ẩm thực và danh lam thắng cảnh. Riêng gia đình tôi xây dựng homestay với diện tích 600m2, 12 phòng mức đầu tư trên 2 tỉ đồng dành cho khách du lịch. Ban đầu, gia đình chỉ định làm homestay nhỏ cho các nhóm du lịch khám phá thác K50, nhưng lượng khách vào mùa hè tăng nhanh. Vợ chồng tôi quyết định đầu tư bài bản nhà sàn gỗ đầy đủ tiện nghi với những ngôi nhà sàn bằng gỗ đúng chất của người bản địa. Du khách rất thích khi mặc trang phục thổ cẩm truyền thống Bana chụp ảnh lưu niệm tại cổng trời An Toàn, biểu diễn múa hát cùng đội cồng chiêng, múa xoang của thôn và trải nghiệm hái sim, nhổ mì, bắt cá sông suối.

Ông Đinh Văn Đang, Chủ tịch UBND xã An Toàn cho biết: “Những năm qua, xã được đầu tư xây dựng đường bê tông thẳng tắp từ thị trấn An Lão tới tận các thôn. Trong năm 2023, UBND huyện An Lão đầu tư xây dựng các điểm nghỉ chân để du khách chụp ảnh như: Cổng trời An Toàn, đỉnh ngắm mây, cổng chào tại 3 thôn, làng bích họa văn hóa Bana thôn 3, khu trồng dược liệu của Công ty Bidiphar, đồi sim Gia Vựt thôn 1. Người dân ở An Toàn đã biết cách làm du lịch, kiếm thêm nhu nhập ngay tại thôn mình. Qua đó, chúng tôi quảng bá nông sản, đặc sản của xã đến với khách du lịch trong cả nước”.

Nói về sự đầu tư phát triển du lịch tại vùng cao xã An Toàn, ông Đỗ Tùng Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão thông tin: “Từ đầu năm đến nay, UBND huyện An Lão đầu tư 1,1 tỉ đồng hạ tầng kỹ thuật các địa danh du lịch ở An Toàn. UBND huyện đưa ra danh mục 8 dự án kêu gọi đầu tư lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện, với tổng diện tích khoảng 1.000 ha. Trong đó, có dự án bảo tồn và phát triển vùng sim với 306 ha, tại tiểu khu 1, xã An Toàn, xây dựng khu du lịch sinh thái phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng vui chơi giải trí gắn với sản xuất rượu sim”.

Theo ông Tùng Lâm, UBND huyện đang đề nghị UBND tỉnh Bình Định quan tâm hỗ trợ kinh phí lập quy hoạch như: Kêu gọi đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao và khu nghỉ dưỡng tại thôn 1, thôn 2, thôn 3, xã An Toàn với hơn 28 ha; dự án bảo tồn và phát triển vùng sim An Toàn tại tiểu khu 1 với diện tích 306,2 ha và thôn 2 với diện tích 16,3 ha. Xác định du lịch là hướng đi giúp cho đồng bào dân tộc nơi đây có sinh kế bền vững, cải thiện đời sống, thời gian tới, chính quyền huyện tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, nhằm đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của An Lão. 

 PHAN HIẾU

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Mười Hai 2023»
T2T3T4T5T6T7CN
27
28
29
30
1
23
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2023 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top