Lễ Nhô R’he- nét văn hóa truyền thống độc đáo của người Mạ

VHO- Lễ Nhô R‘he mừng lúa mới là phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, theo chu kỳ canh tác của cây lúa, sau khi thu hoạch xong, đồng bào thường tổ chức nghi lễ mừng lúa mới để tạ ơn Giàng và các vị thần linh đã ban cho mùa màng tốt tươi, cuộc sống no đủ, đồng thời cũng là dịp bà con dân làng chung vui hưởng thành quả công sức lao động.

[EasyDNNGallery|135870|Width|600|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Già làng cùng chủ lễ kiểm tra lễ vật cúng Giàng và thần linh

Lễ hội mừng lúa mới thường được tổ chức vào tháng 12 âm lịch hàng năm sau khi lúa đã mang về kho, thóc chất đầy nhà. Theo phong tục của người Mạ ở Lâm Đồng, sau mỗi một năm làm việc nhọc nhằn khi vụ mùa đã thu hoạch xong lúa đã chất đầy kho, ngô bắp đầy nhà, các buôn làng người Mạ lại tổ chức lễ Nhô R‘he. Đây là lễ nghi mang đậm tín ngưỡng vạn vật hữu linh, là bản sắc văn hóa độc đáo và là lễ hội lớn nhất, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của bà con đồng bào dân tộc Mạ với ý nghĩa để tạ ơn các thần linh như Giàng M’ Tơ Ngai (thần mặt trời, thần sông, thần Núi), thần Giàng N’du (tức là thần lúa) các thần đã cho buôn làng một mùa bội thu, cuộc sống no đủ.

[EasyDNNGallery|135871|Width|600|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Lễ vật cúng được chuẩn bị bao gồm cây nêu, nhà kho, rượu cần, trứng, cơm mới, đọt mây, nước trắng và đặc biệt là gà một con vật hiến sinh không thể thiếu

[EasyDNNGallery|135872|Width|600|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Chủ lễ thổi tù và để báo cáo Giàng, thần linh và buôn làng gần xa về việc tổ chức lễ hội

Lễ vật cúng lễ Nhô R‘he được chuẩn bị tươm tất, bao gồm cây nêu, nhà kho, rượu cần, trứng, cơm mới, đọt mây, nước trắng và đặc biệt là gà một con vật hiến sinh không thể thiếu.

Trong nghi thức lễ của người Mạ, cây nêu là một trong những thành tố hết sức quan trọng vì là nơi để thần linh trú ngụ và hưởng vật hiến tế. Còn cây nêu, tức là thần còn ở đó. Đây là vật linh thiêng nhất của người Mạ. Thân cây nêu từng khúc một ở dưới là cái cột nhà, tiếp đến là hình tượng một hạt lúa; tiếp phía bên trên đấy là một cái cối giã gạo, và chày giã gạo. Với văn hóa canh tác nông nghiệp của người Tây Nguyên nói chung và người Mạ nói riêng thì nó gắn liền với lợi ích thiết thực nhất là cây lúa, cái cối và cái chày.

[EasyDNNGallery|135873|Width|600|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

[EasyDNNGallery|135874|Width|600|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Khèn bầu, dàn chiêng tấu lên cùng những vũ điệu thông báo buổi lễ bắt đầu

[EasyDNNGallery|135875|Width|600|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Khi các lễ vật dâng cúng được xếp xung quanh cây nêu, già làng tiến hành nghi thức hiến sinh (gà) và khấn Giàng

Sau khi chủ nhà đã niềm nở đón khách tới, già làng và chủ nhà cùng cầu khấn cầu cho chủ nhà làm ăn  ngày càng được nhiều ngô lúa, heo gà, con cháu được mạnh khỏe, buôn làng được cái no, cái ấm…

[EasyDNNGallery|135876|Width|600|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

[EasyDNNGallery|135877|Width|600|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Tiết gà được  bôi lên đầu mọi người  để cầu cho con cháu sống lâu, mạnh khỏe, bôi lên cây nêu, chiêng, trống, bôi lên nhà kho…hai người cùng khấn ”Hỡi Giàng ...chiêng Đã mời ông, Chiêng đã gọi ông về cho đông về dự cho đủ... hỡi giàng...”

Tiếp đó chủ nhà và già làng cùng cắt tiết gà được bôi lên đầu mọi người  để cầu cho con cháu sống lâu, mạnh khỏe, tiết gà cũng được bôi lên chiêng, trống, bôi lên nhà kho, cây nêu và rượu cần cũng được khai ché hòa chung với tiết gà  để bôi lên các vật thiêng cũng như dụng cụ sinh hoạt và lao động sản xuất.
 Nghi thức cúng tế đã xong cả nhà cùng nghe lời dặn dò của già làng qua điệu hát dân ca R’ tắp R’ ting - ý là để dặn dò con cháu phải sống ngoan hiền và giữ lấy phong tục, tập quán ông cha để lại.

[EasyDNNGallery|135878|Width|600|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

[EasyDNNGallery|135879|Width|600|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

[EasyDNNGallery|135880|Width|600|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Các chàng trai, cô gái nhảy múa ca hát hát bên tiếng cồng, tiếng chiêng. Dân làng vui chơi, nhảy múa trong không khí náo nhiệt của lễ hội sau những ngày lao động vất vả 

Điệu múa Nhô R‘he mừng lúa mới là lúc cả gia đình từ ông bà bà con cháu cháu sum họp, nhảy múa vui vẻ xung quanh không gian lễ hội. Cứ thế cuộc vui diễn ra thâu đêm suốt sáng bên tiếng cồng, tiếng chiêng, uống rượu cần  và thưởng thức những món ẩm thực dân gian truyền thống để quên đi những nỗi nhọc nhằn đã qua.

[EasyDNNGallery|135881|Width|600|Height|500|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Du khách cùng đồng bào giao lưu văn hóa, thưởng thức ẩm thực truyền thống

Việc tổ chức lễ Nhô R‘he góp phần giúp đồng bào Mạ nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc cũng như phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng.

TRẦN HUẤN

Ý kiến bạn đọc