Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Rủ nhau đi hái "lộc rừng”

Thứ Sáu 17/02/2023 | 11:22 GMT+7

VHO-  Những ngày này, con đường ngược từ miền xuôi lên các huyện miền núi Quảng Ngãi, nơi đâu cũng thấy người người, nhà nhà phơi đót. Giữa màu xanh của đại ngàn, nhìn đâu cũng thấy đót trổ bông.

Đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi rủ nhau lên rừng hái đót

Ông Đinh Văn Nam ở xã Sơn Long, huyện Sơn Tây vác bó đót từ trong rừng ra đường Trường Sơn Đông để bán cho thương lái. Ông phấn khởi cho hay, năm nay mùa thu hoạch đót muộn hơn những năm trước, nhưng giá được thương lái thu mua 5.000 đồng/kg đót tươi, cao hơn những năm trước nên người dân có nguồn thu nhập đáng kể trang trải những ngày sau Tết.

“Giá đót cao hơn khoảng 1.000 đồng so với năm ngoái nên tôi tranh thủ vào rừng hái đót. Hai vợ chồng tôi đi hái đót từ sáng sớm cho đến chiều tối, được khoảng 80 kg đót tươi, bán được 400.000 đồng. Với người dân miền núi, khoản thu nhập này là rất cao, nên ai cũng xem đót như lộc rừng”, ông Nam cười nói. Sau những ngày vui xuân đón Tết, đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi từ gái trai, già trẻ đều rủ nhau lên rừng hái đót. Mùa thu hoạch đót đã góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây. Họ đi thật sớm đến hoàng hôn mới gùi đót tươi về bán. Đót được hái bao nhiêu, thương lái đến tận nhà để mua. Trung bình mỗi ngày thương lái mua khoảng 1 tấn đót tươi, sau đó phơi khô và vận chuyển đến các cơ sở sản xuất để làm chổi…

Chị Nguyễn Thị Nga, giáo viên ở xã Sơn Long, huyện Sơn Tây cho biết, “hết thời gian dạy ở lớp, tôi làm thêm nghề thu mua đót. Hái đót là việc làm không hề dễ, do cây đót mọc ở cát triền đồi núi dốc, cao, vận chuyển cực nhọc, nên khi thu mua tôi mua đúng giá thị trường, cân đúng cho dân, không để ai chịu thiệt”.

Trong khi người dân ở các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng đang bước vào mùa thu hoạch đót, thì người dân ở hai huyện Minh Long, Ba Tơ đang vào mùa khai thác mây rừng và có nguồn thu nhập đáng kể nhờ loại cây này. Cách đây khoảng 10 năm, người dân chủ yếu vào rừng khai thác mây rừng mọc tự nhiên để bán cho các đại lý thu mua. Tuy nhiên, khi mây rừng ngày càng cạn kiệt, nhưng sức mua của thị trường lại lớn, nên người dân bắt đầu trồng cây mây dưới tán rừng. Hiện giá mây rừng được thương lái thu mua khoảng 6.000 đồng/kg. Cây mây trồng khoảng 5 năm sẽ bắt đầu cho thu hoạch, mây càng lâu năm càng cho năng suất cao vì đẻ ra nhiều nhánh. Trung bình mỗi ha mây rừng sau 5 năm trồng, người dân thu lãi khoảng 60 triệu đồng/năm.

Ông Phạm Văn Mon, Bí thư Đảng ủy xã Ba Trang, huyện Ba Tơ cho biết, cây mây rừng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở miền núi Quảng Ngãi, lại cho thu nhập khá, nên người dân trên địa bàn huyện trồng ngày càng nhiều. Riêng ở địa phương, người dân đã trồng hơn 300 ha mây dưới tán rừng tự nhiên và rừng sản xuất. Từ năm 2022 đến nay, người dân địa phương đã khai thác hơn 3.000 tấn mây, thu về hơn 18 tỉ đồng. Mùa khai thác mây cao điểm diễn ra trước và sau Tết Nguyên đán. Đây cũng là khoảng thời gian giá mây tăng cao, có lúc lên đến 7.500 đồng/kg.

NHƯ ĐỒNG

 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top