Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Người Ai Cập cổ đại dùng một số chất đến từ Đông Nam Á để ướp xác

Thứ Năm 02/02/2023 | 13:06 GMT+7

VHO- Người Ai Cập cổ đại tin rằng, sau khi chết, thể xác vẫn là “nhà” cho các linh hồn khi họ sang thế giới bên kia. Thi thể bị phân hủy đồng nghĩa với việc linh hồn sẽ bị hủy hoại. Vì vậy, họ tìm đến việc ướp xác.

Cảnh ướp xác của người Ai Cập cổ đại. Ảnh: Reuters

Trong hai thế kỷ qua, các nhà khoa học chỉ có thể suy đoán về một số thành phần ướp xác được đề cập trong các văn bản cổ đại. Theo tiết lộ từ một phân tích mới về các vật chứa được khai quật tại một xưởng ướp xác hơn 2.500 năm tuổi, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng một loạt các nguyên liệu kỳ lạ để ướp xác người chết.

Các nhà khoa học mới đây đã công bố kết quả kiểm tra sinh hóa của 31 bình gốm từng chứa các chất ướp xác tại địa điểm khảo cổ Saqqara phía Nam thủ đô Cairo. Theo đó, có khoảng một chục chất được xác định trong nghiên cứu này đã được áp dụng để bảo quản mô người và ngăn chặn mùi hôi thối khi thi thể bị phân hủy - rất lâu trước khi có bất kỳ hiểu biết nào về vi sinh vật học - trước khi thi thể được quấn bằng vải.

"Hầu hết các chất có nguồn gốc từ bên ngoài Ai Cập", Giáo sư khảo cổ học Philipp Stockhammer tại Đại học Ludwig Maximilian Munich - Đức, tác giả chính của nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nature cho biết.

Các bình gốm từng chứa các chất ướp xác tại địa điểm khảo cổ Saqqara. Ảnh: Reuters

Nhiều chất đến từ khu vực phía đông Địa Trung Hải, bao gồm dầu tuyết tùng, cây bách xù, dầu cây bách và nhựa đường, nhựa đường và dầu ô liu. Nhưng một bất ngờ thực sự là sự hiện diện của các chất có nguồn gốc từ các khu rừng ở Đông Nam Á cách xa hàng ngàn dặm. Trong đó có nhựa từ cây dammar (nguyên liệu làm kẹo cao su) chỉ mọc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á và nhựa của cây elemi đến từ Đông Nam Á hoặc châu Phi nhiệt đới.

“Điều này chỉ ra thực tế là những loại nhựa này đã được giao dịch từ những khoảng cách địa lý rất xa xôi và việc ướp xác của người Ai Cập cổ đại bằng cách nào đó là động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và thương mại toàn cầu thời kỳ đầu”, cũng theo Giáo sư Philipp Stockhammer.

Các nhà khoa học vẫn đang nỗ nực làm sáng tỏ những bí ẩn trong quá trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại nhằm  phục vụ cho việc nghiên cứu sâu hơn về văn hóa Ai Cập cổ đại.

NGHIÊM THANH (Theo Reuters)

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top