Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Chú trọng đầu tư giải pháp công nghệ, có chế tài xử lý tình trạng vi phạm bản quyền trong ngành Xuất bản

Thứ Tư 21/12/2022 | 23:03 GMT+7

VHO – Để ngành Xuất bản phát triển thuận lợi, cần đầu tư giải pháp công nghệ, có chế tài xử lý tình trạng sách lậu trên không gian mạng. Bên cạnh đó, cơ chế trả nhuận bút cho xuất bản phẩm điện từ cũng nên được nghiên cứu lại, để các tác giả và người làm xuất bản cảm thấy an tâm, đủ động lực cống hiến.

Hội nghị Giao ban cơ quan chủ quản nhà xuất bản năm 2022.

Ngày 21.12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị Giao ban cơ quan chủ quản nhà xuất bản năm 2022. Hội nghị có sự tham gia của Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm,… cùng đại diện lãng đạo các nhà xuất bản.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm nhấn mạnh, công tác lãnh đạo của các cơ quan chủ quản thực hiện tốt, bài bản giúp các nhà xuất bản làm tốt nhiệm vụ, đồng thời cũng đã có nhiều đổi mới trong chỉ đạo, quản lý dù trong điều kiện khó khăn khi đi qua đại dịch. Ngành xuất bản có được sự phát triển như hiện tại nhờ vào lực lượng cán bộ, nguồn nhân lực chất lượng, đảm bảo yêu cầu.

Đồng thời, ông Trần Thanh Lâm cũng đặc biệt quan tâm đến hoạt động xuất bản điện tử, chuyển đổi số trong năm vừa qua. Đây là lĩnh vực đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, bứt phá, thu hút đông đảo bạn đọc trên cả nước.

Báo cáo hoạt động xuất bản năm 2022, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam cho biết: “Năm 2022, số đầu sách phát hành ở Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, tính đến hết tháng 11.2022, các nhà xuất bản thực hiện xuất bản và nộp lưu chiểu là 34.496 xuất bản phẩm với 487.385.939 bản (chưa bao gồm sách nói và sách điện tử khác).... Số sách nộp lưu chiểu giảm, nhưng số bản sách tăng cao, vượt chỉ tiêu; doanh thu các nhà xuất bản ước đạt 3.200 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2021. Theo ông Nguyễn Nguyên đây là năm tăng trưởng rất tốt và cũng là con số cao nhất từ trước đến nay.

Bên cạnh thị trường sách giấy, xuất bản cũng phát triển mạnh trên nền tảng số. Ông Nguyễn Nguyên cho rằng quá trình chuyển đổi số đã được đẩy nhanh, số doanh nghiệp hoạt động phát hành xuất bản phẩm điện tử tiếp tục tăng. Nếu như năm 2018 chỉ có 2 doanh nghiệp tham gia thị trường này thì đến nay đã có 19 nhà xuất bản đăng ký phát hành sách trên nền tảng số. Đó là con số chưa nhiều so với khu vực nhưng là nỗ lực lớn trong điều kiện năng lực, tiềm lực, quy mô của các nhà xuất bản còn hạn chế. Riêng trong mảng sách điện tử, Bộ TT&TT ghi nhận 3.200 xuất bản phẩm với 15 triệu lượt người sử dụng (tương đương 32-35 triệu bản sách được đọc), tăng 59% so với năm trước. Đặc biệt, có 2 thị trường mới đã hình thành: sách nói và sách tinh gọn.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Nguyên cho rằng, thị trường sách điện tử có phát triển, nhưng mới chỉ về chiều ngang chưa có chiều sâu. Vì vậy, tầm nhìn thời gian tới của ngành là làm sao cho xuất bản điện tử đem lại được doanh thu cao.

Để đưa ngành Xuất bản ngày càng phát triển, đặc biệt là xuất bản điện tử, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, các đơn vị xuất bản cũng cần thận trọng trong việc phát triển nền tảng điện tử. Thay vì phát triển nhiều nền tảng số, nên đầu tư vào một nền tảng chung. Một nền tảng chung sẽ không chỉ có sức hút với độc giả hơn, mà còn tránh lãng phí nguồn ngân sách, nguồn lực nhà nước; cần đầu tư giải pháp công nghệ, có chế tài xử lý tình trạng sách lậu trên không gian mạng.

MINH HÀ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top