Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Xây dựng chính quyền đô thị: Gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thứ Sáu 16/12/2022 | 11:02 GMT+7

VHO- Đó là khẳng định của các chuyên gia, nhà quản lý tại hội thảo khoa học “Phát huy giá trị truyền thống trong tiến trình xây dựng chính quyền đô thị tại TP.HCM”, do Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ phối hợp cùng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM vừa tổ chức.

 Biểu diễn Đờn ca tài tử trên ghe bầu là đặc trưng văn hóa vùng đô thị gắn với sông nước của Sài Gòn - TP.HCM

Theo PGS.TS Vũ Tuấn Hưng, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, một triết lý thống nhất và xuyên suốt trong mọi tiến trình của việc tạo dựng, hình thành, quản trị và phát triển đô thị đó là sự phát triển đô thị phải vì mục đích cao nhất là cho con người, và vì con người.

“Đối với một đô thị hay một quốc gia, ngoài việc đủ đầy, tiện ích và sung túc về mặt vật chất, còn cần một sự khác biệt để làm dấu hiệu nhận biết thành phố, địa phương này với địa phương khác. Sự khác biệt đó phải có bản sắc, sắc thái riêng và một trong những yếu tố quan trọng tạo nên là từ chính giá trị truyền thống gắn bó với địa danh, nhân danh hòa quyện tạo ra một chỉnh thể kích thích thúc đẩy sự phát triển của đô thị. Để làm được việc này, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong tiến trình xây dựng và phát triển chính quyền đô thị có ý nghĩa tiên quyết và vô cùng quan trọng”, PGS.TS Vũ Tuấn Hưng nhấn mạnh.

TS Huỳnh Thành Lập, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.HCM cũng khẳng định rằng, văn hóa truyền thống trong xây dựng chính quyền đô thị là yếu tố rất quan trọng. “Kinh tế dẫu có mạnh, thu nhập bình quân đầu người dẫu có tăng,… nhưng nếu văn hóa xuống cấp thì cũng hỏng. Tuy nhiên, việc chúng ta cần hiện nay là nghiên cứu xem mình đang có những giá trị văn hóa truyền thống nào, đâu là những giá trị đặc trưng nhất để lồng ghép vào quá trình xây dựng TP.HCM trở thành chính quyền đô thị”, TS Lập nói. “Việc xây dựng đô thị mới thì rất dễ, thế nhưng cái quan trọng nhất là tạo ra các giá trị truyền thống, bản sắc riêng thì không dễ, do đó việc xây dựng chính quyền đô thị trong thời gian tới rất cần quan tâm đến công cuộc này. TP.HCM phát triển phải gắn với giá trị văn hóa truyền thống, đó là hồn cốt riêng, là những giá trị khác biệt tạo ra bản sắc cho một đô thị phát triển”, PGS.TS Vũ Tuấn Hưng nói.

PGS.TS Lâm Nhân, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Văn hóa TP.HCM cho rằng, việc xây dựng thành công chính quyền đô thị, trước tiên cần xây dựng lối sống, phong cách văn hóa con người nơi đây sao cho phù hợp với bối cảnh hiện tại. Chính những giá trị, nền tảng văn hóa truyền thống quý báu của Sài Gòn – TP.HCM chính là điều kiện, là cơ sở hết sức thuận lợi cho tiến trình phát triển. Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh mới của hội nhập quốc tế, sự phát triển quá nhanh về kinh tế, tốc độ di dân, tốc độ phát triển kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật của TP.HCM,... những giá trị truyền thống đang có nguy cơ biến dạng, mai một và hỗn tạp đi rất nhiều.

Theo chuyên gia, trước bối cảnh xây dựng chính quyền đô thị, việc đầu tiên cần nhìn nhận vấn đề bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống. Trong đó, các giá trị di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) làm nền tảng để phát triển là mục tiêu hàng đầu. Tuy nhiên, ngành văn hóa nói chung và ngành văn hóa TP.HCM nói riêng đang lúng túng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa và xây dựng chính quyền đô thị hiện nay, bởi công việc đó đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ và hệ thống. Mặt khác, bản thân việc xác định giá trị của từng di sản văn hóa truyền thống cũng không phải là đơn giản: Có những giá trị đã định hình trong đời sống của xã hội phong kiến liệu có giá trị với cuộc sống đương đại hoặc phải phát huy chúng trong cuộc sống đương đại này như thế nào? Ngược lại, có những di sản rất có giá trị nhưng đã mất hoặc không còn điều kiện để nó tồn tại trong cuộc sống mới nữa thì cần phải làm gì để khôi phục và bảo tồn. Đồng thời, trước những biến đổi và phát triển không ngừng của kinh tế, khoa học kỹ thuật và hội nhập quốc tế, chuẩn mực giá trị con người truyền thống liệu đã đầy đủ và phù hợp?

Đại biểu đặt vấn đề, việc xây dựng chính quyền đô thị, yếu tố phẩm chất con người là quan trọng. Vậy, bối cảnh hiện nay, chuẩn mực con người ở từng địa phương, khu vực và đất nước là những chuẩn mực gì và thực hiện xây dựng chuẩn mực đó như thế nào cần có những nhận thức thật thấu đáo. “Việc xây dựng chính quyền đô thị trong bối hội nhập quốc tế về văn hóa là rất cần thiết, cần phải chuẩn bị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, muốn hội nhập, muốn tiếp thu được tinh hoa của người khác thì bản thân giá trị văn hóa truyền thống của mỗi con người, khu vực cần xác định rõ.

Ngoài những giá trị riêng, cần xác định những chuẩn giá trị của khu vực, vùng miền, dân tộc. Để mỗi con người, ở khu vực khác, kể cả hiện tại người nước ngoài khi đến nơi này phải học tập và tôn trọng làm theo. Nếu không, không những ta không tiếp thu được cái hay cái tốt mà bị đồng hóa, hòa tan và mất dần đi cái mà cha ông ta đã dày công xây dựng”, PGS.TS Lâm Nhân bày tỏ. 

 THÙY TRANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top