Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Tháo gỡ ngay bất cập việc dạy văn hóa trong các trường nghệ thuật

Thứ Hai 01/08/2022 | 11:07 GMT+7

VHO- Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức dạy văn hóa trong các trường nghệ thuật, trường nghề; đưa giáo dục nghề nghiệp vào trường phổ thông, diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội.

 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức dạy văn hóa trong các trường nghệ thuật, trường nghề. Ảnh: ĐÌNH NAM

 Tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông.

Quy định bất cập, gây khó khăn cho các trường nghệ thuật, trường nghề

Việc học văn hóa tại các trường nghệ thuật và trường nghề là nhu cầu chính đáng của học sinh, sinh viên và là thực tế hiển nhiên, không cần bàn cãi. Vấn đề đang còn có nhiều ý kiến trái chiều là cơ sở nào được phép tổ chức dạy học? Trong các trường nghệ thuật và trường nghề, từ trước đến nay đều có Khoa Văn hóa và khoa này chịu trách nhiệm dạy văn hóa các cấp cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT không đồng tình quan điểm này và viện cớ Luật Giáo dục 2019 mà cho rằng, các trường nghệ thuật, trường nghề không có chức năng dạy văn hóa; học sinh, sinh viên phải học văn hóa tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên.

Đây là điều bất cập, gây khó khăn cho các trường nghệ thuật, trường nghề, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi chính đáng của học sinh, sinh viên.

Để tháo gỡ bất cập này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có nhiều cuộc làm việc với Bộ, ngành liên quan để tìm giải pháp khả thi. Mới đây, ngày 23.2.2022, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 1151/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT “khẩn trương có văn bản hướng dẫn các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học tham gia tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT để bảo đảm quyền lợi học tập liên thông, suốt đời của người học”. Thế nhưng, Bộ GD&ĐT, với Công văn số 1528/BGDĐT-GDTX đề ngày 19.4.2022 vẫn khăng khăng với quan điểm của mình, và chỉ đề nghị cho phép các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh từ năm học 2021-2022 trở về trước, đang giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT thì được tiếp tục dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT, còn bắt đầu từ năm học 2022-2023 thì... không (?!).

Điều này có nghĩa rằng, đối với những khóa học của các trường nghệ thuật, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh từ năm học 2022- 2023 muốn tổ chức dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT phải phối hợp với các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên.

Theo Bộ LĐ,TB&XH, đến hết năm 2020, cả nước có 245/410 trường cao đẳng nghề, 380/444 trường trung cấp nghề có thực hiện tuyển sinh và đào tạo trình độ trung cấp cho các đối tượng tốt nghiệp THCS, trong đó có khoảng gần 400 trường có đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu giảng dạy văn hóa THPT ngay tại trường theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ GD&ĐT, các cơ sở này không được tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT để dự thi lấy bằng tốt nghiệp THPT mà phải ký hợp đồng với các trung tâm giáo dục thường xuyên để dạy văn hóa. Nói nôm na, của nhà có nhưng không được phép dùng mà vẫn phải đi thuê của người.

Đối với các trường nghệ thuật thì càng khó khăn hơn. Trao đổi với Văn Hóa, ông Lê Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ VHTTDL) cho biết: Nếu theo quy định của Bộ GD&ĐT, các em phải chuyển sang học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên. Ngày 24.12.2021, Bộ GD&ĐT đã có Thông tư số 36/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 8.2.2022 hướng dẫn giáo dục thường xuyên cấp THCS. Tuy nhiên, triển khai Thông tư này lại nảy sinh bất cập mới khi quy mô tuyển sinh các cơ sở đào tạo nghệ thuật thấp, các em học lớp 6, 7, 8 và 9 đôi khi chỉ có từ 5-6 học sinh với các lứa tuổi khác nhau, rất khó tổ chức một lớp tại Trung tâm giáo dục thường xuyên nên gây khó khăn, lúng túng trong tổ chức thực hiện đối với cả cơ sở đào tạo nghệ thuật và Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Việc này nếu không được giải quyết thấu đáo sẽ dẫn đến các em học sinh độ tuổi từ 11-15 từng học ở các cơ sở đào tạo nghệ sẽ khó khăn để theo học được chương trình THCS. 
Thứ nữa, đa phần các em được tuyển vào các trường nghệ thuật từ bé được Nhà nước hỗ trợ học phí và một số khoản khác… Nếu các em phải ra ngoài học văn hóa tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên thì phải đóng học phí, gây khó khăn các trường nghệ thuật và học sinh. Trong khi cũng do tính chất đặc thù, việc tuyển sinh đối với các trường nghệ thuật không phải là dễ dàng.

 Học sinh ở độ tuổi từ 11-15 đang học ở các cơ sở đào tạo nghệ thuật từng đã lúng túng khi không biết học chương trình THCS ở đâu? Trong ảnh: Buổi tuyển sinh của Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ VN. Ảnh: H.N

 Nếu theo quy định của Bộ GD&ĐT, các em phải chuyển sang học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên. Ngày 24.12.2021, Bộ GD&ĐT đã có Thông tư số 36/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 8.2.2022 hướng dẫn giáo dục thường xuyên cấp THCS. Tuy nhiên, triển khai Thông tư này lại nảy sinh bất cập mới khi quy mô tuyển sinh các cơ sở đào tạo nghệ thuật thấp, các em học lớp 6, 7, 8 và 9 đôi khi chỉ có từ 5-6 học sinh với các lứa tuổi khác nhau, rất khó tổ chức một lớp tại Trung tâm giáo dục thường xuyên nên gây khó khăn, lúng túng trong tổ chức thực hiện đối với cả cơ sở đào tạo nghệ thuật và Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Việc này nếu không được giải quyết thấu đáo sẽ dẫn đến các em học sinh độ tuổi từ 11-15 từng học ở các cơ sở đào tạo nghệ sẽ khó khăn để theo học được chương trình THCS. 
Thứ nữa, đa phần các em được tuyển vào các trường nghệ thuật từ bé được Nhà nước hỗ trợ học phí và một số khoản khác… Nếu các em phải ra ngoài học văn hóa tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên thì phải đóng học phí, gây khó khăn các trường nghệ thuật và học sinh. Trong khi cũng do tính chất đặc thù, việc tuyển sinh đối với các trường nghệ thuật không phải là dễ dàng
.

Bộ VHTTDL đề nghị: Thực hiện chương trình giáo dục phù hợp với đặc thù đào tạo lĩnh vực nghệ thuật, đảm bảo quyền lợi của người học

Tại cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức dạy văn hóa trong các trường nghệ thuật, trường nghề, Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Đào Ngọc Dung cho rằng, “mô hình “trường vừa học, vừa làm” đã có từ lâu. Việc dạy văn hóa trong trường nghề là chủ trương rất đúng đắn. Chúng ta phải vì lợi ích của học sinh”; còn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nêu quan điểm giải quyết vấn đề dạy văn hóa trong các trường nghề hay dạy nghề nghiệp trong trường phổ thông rất cần sự linh hoạt để phù hợp trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Đề cập vấn đề này, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông cho biết, cũng do quy định nói trên của Bộ GD&ĐT nên năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT Hà Nội chưa được giao chỉ tiêu tuyển sinh cho Học viện Múa Việt Nam; Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam; Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội; Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT nghiêm túc rà soát lại nội dung dạy văn hóa trong các trường nghề, trong trường hợp không phù hợp với các quy định của pháp luật thì phải huỷ bỏ. Phó Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT; Bộ LĐ,TB&XH thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, các vướng mắc, giải pháp để tiến hành dạy văn hóa trong các trường nghề; đưa giáo dục nghề nghiệp vào trong các trường phổ thông theo đúng quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh, người học được học tập suốt đời. Bộ LĐ, TB&XH chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ NN&PTNT bàn giải pháp đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp liên quan đến nông nghiệp, nông thôn trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, giáo dục phổ thông. Bộ VHTTDL, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện để việc tuyển sinh của các trường nghệ thuật được thực hiện bình thường như các năm trước.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, trong một động thái kịp thời và cần thiết, ngay sau cuộc họp nói trên, ngày 1.8, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 2829/BVHTTDL-ĐT do Thứ trưởng Tạ Quang Đông ký về việc giải quyết việc giảng dạy chương trình văn hóa phổ thông tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật. Theo đó, Bộ VHTTDL đề nghị Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan giao chỉ tiêu tuyển sinh đầu cấp (lớp 6 và lớp 10) năm học 2022-2023 cho Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Học viện Múa Việt Nam, Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội để đảm bảo quyền lợi và nhu cầu học tập suốt đời của người học theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.

Cho phép mở lại tài khoản của 4 cơ sở đào tạo nêu trên trên cơ sở dữ liệu ngành và hướng dẫn thực hiện các quy trình, thủ tục nhập học theo quy định cho học sinh đã trúng tuyển năm học 2022-2023 để đảm bảo thời gian khai giảng, tiến độ, kế hoạch học tập của năm học mới.

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên, giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông tại các cơ sở đào tạo, đảm bảo phù hợp với đặc thù đào tạo lĩnh vực nghệ thuật, quyền lợi của người học và các quy định của pháp luật hiện hành.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế. Để giải quyết tận gốc vấn đề, cũng trong ngày 1.8.2022, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã ký Tờ trình Chính phủ số 207/TTr-BVHTTDL về việc ban hành Nghị định Quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật. Từ thực tế cấp bách của cuộc sống và cơ sở chính trị, chủ trương chính sách vững chắc, thuyết phục, chắc chắn rằng, Nghị định ban hành sẽ đảm bảo hoạt động đào tạo lĩnh vực nghệ thuật nói chung, hoạt động của các cơ sở đào tạo nghệ thuật nói riêng được ổn định; tạo sự an tâm học tập, phát huy tài năng nghệ thuật của người học, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của người dân và xã hội. 

 Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, trong một động thái kịp thời và cần thiết, ngay sau cuộc họp nói trên, ngày 1.8.2022, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 2829/BVHTTDL-ĐT do Thứ trưởng Tạ Quang Đông ký về việc giải quyết việc giảng dạy chương trình văn hóa phổ thông tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật.

Đồng thời, cũng trong ngày 1.8.2022, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã ký Tờ trình Chính phủ số 207/TTr-BVHTTDL về việc ban hành Nghị định Quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật. Từ thực tế cấp bách của cuộc sống và cơ sở chính trị, chủ trương chính sách vững chắc, thuyết phục, chắc chắn rằng, Nghị định ban hành sẽ đảm bảo hoạt động đào tạo lĩnh vực nghệ thuật nói chung, hoạt động của các cơ sở đào tạo nghệ thuật nói riêng được ổn định; tạo sự an tâm học tập, phát huy tài năng nghệ thuật của người học, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của người dân và xã hội.  

 TÙNG QUANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top