Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Khó khăn trong dạy bơi cho trẻ em

Thứ Tư 08/06/2022 | 08:30 GMT+7

VHO- Bơi lội là môn thể thao giải trí hữu ích cho lứa tuổi học sinh, tạo điều kiện cho các em rèn luyện sức khỏe, kỹ năng bơi lội, hạn chế tai nạn đuối nước. Thế nhưng, toàn tỉnh Quảng Ngãi chỉ mới có 45 bể bơi, số lượng này chưa đáp ứng hết nhu cầu cho các em.

 Số lượng hồ bơi trên địa bàn Quảng Ngãi giảm qua các năm

 Thiếu hồ bơi, nơi dạy bơi cho trẻ em vẫn luôn là một bài toán nan giải, đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội.

Nhu cầu thực tế

Có mặt tại bể bơi của Trường Tiểu học Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi vào một chiều muộn, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự nhộn nhịp nơi đây. Dưới bể bơi là những tiếng đập nước bập bõm, tiếng cười đùa từ các em nhỏ tạo ra không khí khá náo nhiệt. Phía trên là các bậc phụ huynh đang theo dõi con mình bơi, nô đùa và nhìn nét mặt ai ai cũng phấn khởi. Em Phan Tấn Tài, học sinh lớp 5C, Trường Tiểu học Nghĩa Chánh hồ hởi nói: “Được bơi ở hồ bơi sạch đẹp như thế này chúng em rất thích, còn được giáo viên hướng dẫn từ bài khởi động, cách mặc áo phao đến các bài thực hành kỹ thuật bơi. Học bơi không chỉ giúp em được vui chơi trong những ngày hè nóng bức, được rèn luyện sức khỏe mà còn giúp em biết cách phòng, chống đuối nước”.

Qua tìm hiểu được biết, bể bơi của trường được đưa vào sử dụng từ năm 2017, diện tích trên 80m2. Thầy Nguyễn Mai Kính hiện là giáo viên bộ môn Thể dục của trường đồng thời là chủ bể bơi chia sẻ, thành phố Quảng Ngãi là địa bàn ẩn chứa nhiều hiểm họa đuối nước, nhất là những vùng ven sông, trong khi đó, hoạt động dạy bơi lại chưa được chú trọng. Sau nhiều lần suy nghĩ tôi quyết định xây dựng bể bơi tại trường với tổng kinh phí 300 triệu đồng. Không chỉ phục vụ dạy bơi cho các em học sinh trong trường mà học sinh ở các trường khác trên địa bàn cũng đến đăng ký học bơi và bơi. “Tôi mong rằng, ngày càng nhiều bậc cha mẹ quan tâm, trang bị kỹ năng bơi lội cho con, góp phần đẩy lùi tai nạn đuối nước. Tích cực xã hội hóa việc xây dựng hệ thống bể bơi, tạo điều kiện để các em có những mùa hè lành mạnh, an toàn và đầy ý nghĩa, nhất là trẻ em ở vùng nông thôn”, thầy Kính bày tỏ.

Vẫn là “giấc mơ”

Thành phố Quảng Ngãi hiện chỉ có 12 bể bơi, trong đó có 5 bể bơi trong trường học. Một số bể bơi đã xuống cấp sau thời gian tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thiếu kinh phí duy tu, sửa chữa. Thực tế cho thấy không có nhiều chuyển biến về việc phổ cập bơi cho học sinh tiểu học nói riêng và dạy bơi cho học sinh nói chung. Rất nhiều lý do được “điểm mặt, chỉ tên”. Ông Nguyễn Đăng Kiểm, Phó trưởng Phòng GD&ĐT TP Quảng Ngãi cho biết: “Việc tổchức dạy bơi cho trẻđược quan tâm nhưng vẫn còn nhiều khókhăn, bất cập. Học sinh vẫn không cócơ hội được học bơi khi thiếu bểbơi, thiếu giáo viên dạy vàkhông cónguồn kinh phítổchức thực hiện. Hơn thế, không cóbểbơi, người hướng dẫn thì việc các em tìm đến các ao, hồđểbơi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Ngoài ra, kinh phí và nhân lực để duy trì bể bơi trong thời gian không sử dụng được (do đặc điểm thời tiết và thời gian học của học sinh) cũng là mối lo lớn khi xây dựng bể bơi. Ngành Giáo dục thành phố chỉ đạo cho các trường, tăng cường phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục, quản lý các cháu trong mùa hè để hạn chế việc đáng tiếc xảy ra. Giao cho lãnh đạo nhà trường, tham mưu cho lãnh đạo địa phương các xã, phường có những biển cảnh báo ở các địa điểm có thể xảy ra tai nạn đuối nước cho các em”.

Vấn đề xây dựng bể bơi trong khuôn viên trường vẫn là “giấc mơ” khóthực hiện, sốtrường được hỗ trợ, vận động kinh phíxây dựng được chỉtính trên đầu ngón tay. Toàn tỉnh hiện chỉ có 45 bể bơi đủ các điều kiện kinh doanh, hoạt động theo đúng quy định hiện hành. Trong đó, có 20 bể bơi được xây dựng kiên cố và 25 bể bơi lắp ráp. Có 11 trường học có bể bơi phục vụ cho nhu cầu học tập và rèn luyện cho học sinh, còn lại là do doanh nghiệp, hộ kinh doanh đầu tư. Đặc biệt, ở các vùng nông thôn và huyện miền núi đều khan hiếm bể bơi. Điển hình như ở huyện Ba Tơ, Sơn Tây đều không có bể bơi.

Ông Nguyễn Liên Phương, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi cho biết, số lượng các bể bơi hiện chưa đáp ứng đủ nguyện vọng của các em trong dịp hè, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống đuối nước ở trẻ em. Sở đã tham mưu ban hành kế hoạch phòng, chống đuối nước giai đoạn 2021 - 2030 để các địa phương xây dựng lộ trình triển khai thực hiện; phối hợp với các đơn vị trường học để xã hội hóa, xây dựng các hồ bơi. “Số lượng hồ bơi trên địa bàn tỉnh hiện giảm theo qua các năm, bởi một số nguyên nhân khách quan như hồ bơi lắp ráp bằng khung sắt nên bị hư hỏng, kinh doanh thua lỗ, hết thời hạn hợp đồng thuê đất đối với hồ bơi lắp ráp”, ông Phương cho hay. 

 NHƯ ĐỒNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top