Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Những “cội lim” ở đại ngàn Trường Sơn

Thứ Hai 30/05/2022 | 10:20 GMT+7

VHO- Cùng chung tay góp sức xây dựng cuộc sống mới, những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Bình là những “cội lim”, những “cánh tay nối dài” để trao truyền những nét văn hóa, kết nối bản làng trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như các phong trào thi đua yêu nước…

 Già làng Hồ Ai luôn nhiệt tình với công việc

 Lưu giữ, trao truyền văn hóa của bản làng

Dọc dài theo dãy Trường Sơn hùng vĩ là hàng trăm bản làng của đồng bào các dân tộc thiểu số. Dưới tán rừng hay bên sườn núi, đời sống của đồng bào ở nơi vùng cao, vùng biên giới này đang từng bước đổi thay. Toàn tỉnh Quảng Bình hiện có 104 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và nhiều già làng, trưởng bản, cá nhân tiêu biểu. Phát huy bản tính cần cù, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, những già làng, người có uy tín là những điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, lưu giữ, trao truyền nét văn hóa bản địa. Họ luôn động viên con cháu, bà con trong bản làng tích cực lao động, xóa bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình, điển hình làm kinh tế giỏi.

Bên mái nhà sàn, già làng Hồ Ai (ở bản Khe Cát, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh) với chiếc sáo Khơ-lui quen thuộc, già vừa thổi sáo vừa hát si-nớt của người Bru- Vân Kiều. Hồ Ai thuộc nhiều bài hát của người Bru-Vân Kiều như hát si-nớt, hát tà-oải. Già biết chế tác và chơi các loại nhạc cụ như chiêng, sáo khơ-lui, sáo pi, đàn tính-tùng, đàn pơ-lựa… Trong lớp người già Bru-vân Kiều hiện nay ở xã Trường Sơn, già làng Hồ Ai là người còn nắm giữ nhiều nhất những loại hình văn hóa truyền thống độc đáo và đặc sắc của người Bru-Vân Kiều, tài hoa trong việc chế tác và sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống như chiêng, sáo khơ-lui, sáo sui, sáo pi, Ta-riêng, đàn Pơ-lựa, đàn Tính-tùng; hát Si-nớt, hát Tà-oải và nắm giữ nhiều nghi thức, nghi lễ trong các lễ hội cúng tế truyền thống của người Bru-Vân Kiều. Với tâm huyết của một người lớn lên bằng những lời ca của núi và thiết tha với văn hóa dân tộc, cùng với các nghệ nhân khác trong xã, già Hồ Ai rất phấn khởi và nhiệt tình khi được mời tham gia lớp truyền dạy âm nhạc truyền thống của người Bru-Vân Kiều cho các thế hệ trẻ tại hai bản Khe Cát, Cổ Tràng và các em học sinh người Bru-Vân Kiều tại trường PT Dân tộc Bán trú THCS Trường Sơn.

Trong khi đó, với cương vịlàtrưởng bản Khe Ngang (xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh), ông Hồ Nam luôn luôn tuyên truyền, vận động bàcon dân bản thực hiện hiệu quả các chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhànước, từng bước đẩy lùi các hủtục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn hóa, xây dựng bản văn hóa...

Giúp nhau thoát nghèo

Bà HồThịCon (64 tuổi, dân tộc Bru Vân Kiều) ở bản Bến Đường, xãTrường Sơn (huyện Quảng Ninh) làngười tích cực phối hợp với chính quyền địa phương và Đồn biên phòng Làng Mô để vận động bà con trong bản, nhất là chị em phụ nữ đẩy lùi các tập tục lạc hậu như tục “nối dây”, nạn tảo hôn... Đặc biệt, với suy nghĩ “mình làm được thì hướng dẫn bà con dân bản cùng làm theo để thoát nghèo”, bà Hồ Thị Con đã kiên trì vận động bà con dân bản không phá rừng mà nhận đất trồng rừng, phát triển chăn nuôi để có cái ăn, cái mặc. Học theo bà Con, đến nay nhiều hộ gia đình như Hồ Văn Trung, Hồ Văn Râng, Hồ Văn Xi (ở bản Nước Đắng), Hồ Thị Thư (ở bản Đá Chát)… phát triển chăn nuôi, kết hợp trồng rừng và nuôi ong lấy mật.

Ở dưới dãy Giăng Màn nơi vùng biên giới của xã Dân Hóa (huyện Minh Hóa), ông Hồ Thoong, người có uy tín ở bản Hà Vi chia sẻ: “Tôi được bà con trong bản tín nhiệm bầu làm người có uy tín, bản thân tôi luôn phối hợp với MTTQ xã, trưởng bản và các già làng của các bản khác thực hiện hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động, nhất là cuộc vận động xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó tổ chức xây dựng hương ước, quy ước, kiện toàn ban hòa giải. Nhờ làm tốt việc này nên mọi khúc mắc, mâu thuẫn của người dân trong bản luôn được các già làng, trưởng bản, người có uy tín hòa giải. Và mỗi vụ việc như thế thì chủ yếu người ta lấy cái tình làng nghĩa xóm ra để mà khuyên răn nhau. Thế nên tình nghĩa trong bản luôn được gắn kết. Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, trộm cắp, cờ bạc, rượu chè và các tệ nạn khác cũng rất ít xảy ra”.

Ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho hay: “Những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thực sự là cầu nối quan trọng giữa Đảng, chính quyền và nhân dân, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh. Đây là những hạt nhân tiêu biểu, phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu trong thực hiện và tuyên truyền, vận động bà con chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở bản làng và có nhiều đóng góp tích cực trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước”. 

PHẠM PHÚ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top