Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Trường mầm non tư thục cầm cự hoạt động vì giáo viên bỏ nghề

Thứ Tư 20/04/2022 | 10:26 GMT+7

VHO- Một tuần sau khi các trường mầm non ở Hà Nội mở cửa đón học sinh đi học trực tiếp, nhiều trường mầm non tư thục, nhóm trẻ độc lập vẫn chưa thể mở cửa trở lại, hoặc hoạt động cầm chừng vì thiếu giáo viên.

 Trẻ mầm non tại hệ thống Ngôi Sao Xinh và Sao Bé Thơ, Long Biên, Hà Nội

 Ngay sau khi nhận được thông tin UBND TP Hà Nội cho phép bậc học mầm non đi học trở lại, chị Vân, chủ hệ thống trường mầm non Ngôi Sao Xinh và Sao Bé Thơ (Long Biên, Hà Nội) vui mừng vì trường được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui, khi thông báo cho giáo viên cũ đi làm thì họ yêu cầu tăng lương mới trở lại trường. “Hai năm liền dịch bệnh, trường đóng cửa hoàn toàn. Với mong muốn giữ lại trường nên chị không trả mặt bằng, mặc dù được nơi cho thuê địa điểm hỗ trợ giảm giá thuê nhà nhưng mỗi tháng cũng mất hàng chục triệu đồng chi phí. Tính ra hai năm không hoạt động, cơ sở cũng thiệt hại cả tỉ đồng rồi, để hệ thống hoạt động thì cần có giáo viên, nên cũng phải chấp nhận những yêu cầu, đòi hỏi đó”, chị Vân cho biết.

Trong khi đó, chị H, chủ một nhóm lớp mầm non ở quận Hoàng Mai đã thông báo cho các giáo viên cũ đi làm trở lại, tuy nhiên, sau gần một tuần, chỉ có rất ít giáo viên quay trở lại. Chính vì thế, nhóm lớp này chỉ hoạt động cầm chừng, chờ khi có đủ giáo viên mới mở rộng hoạt động. Cùng với đó, nhiều trường mầm non khác cũng đang loay hoay, xoay xở để tổ chức trường, lớp cho phù hợp bởi khó tuyển giáo viên. Học sinh mầm non có nhiều độ tuổi, cần có sự chăm sóc riêng nên không thể ghép lớp. Nhiều lúc chủ trường cũng phải trực tiếp xuống chăm sóc các con khi giáo viên có việc đột xuất nghỉ. Chủ trường mầm non giờ “dỗ” giáo viên và đáp ứng những đòi hỏi của giáo viên để duy trì hoạt động. “Đầu tư hàng tỉ đồng vào trường, học sinh trở lại trường mới chỉ được một nửa, doanh thu giảm xuống. Trong khi đó, trường phải gánh thêm nợ từ trước đây, chi phí thuê nhà tăng như bình thường mới, nếu không tuyển được giáo viên thì chúng tôi phá sản”, chủ một trường mầm non ở Định Công (Hoàng Mai) cho biết.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, hiện thành phố có hơn 525.000 trẻ mầm non, trong đó số trẻ theo học tại các cơ sở tư thục là hơn 158.000 trẻ. Hiện tại, các trường, nhóm lớp mầm non đang hoạt động cầm chừng, nên áp lực thiếu nơi trông trẻ là đang hiện hữu.

Chủ nhiều trường mầm non trên địa bàn Hà Nội mong muốn được quan tâm, hỗ trợ tuyển được giáo viên, làm sao để hoạt động của trường bình thường, giảm thiểu những thiệt hại đã kéo dài nhiều năm qua. Mấy năm qua, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, trường mầm non là nơi đóng cửa đầu tiên và cũng là nơi mở cửa cuối cùng. Nhiều giáo viên đã chuyển sang làm công việc khác, về quê, đi làm nhân viên bán hàng, tự bán hàng online, bán hàng ăn, làm công nhân…, những giáo viên, tạp vụ, phục vụ tại các trường mầm non đã tản mát và không muốn quay lại với nghề bởi thu nhập chưa cao và đầy áp lực. Khi được chủ trường cũ gọi lại đi làm, nhiều giáo viên đã yêu cầu mức lương cao thì mới làm việc trở lại.

Qua một tuần trẻ mầm non được đi học trở lại, nhiều trường mầm non tư thục, dân lập hay những nhóm lớp chưa dám nhận thêm trẻ do thiếu giáo viên. Tiền thuê nhà, chi phí hoạt động cao, nếu không đủ giáo viên, không duy trì hoạt động được thì thời gian tới, nhiều trường có nguy cơ đóng cửa. Chỉ tính riêng tại quận Ba Đình, đến nay đã có 9 trường, nhóm lớp mầm non giải thể do ảnh hưởng dịch Covid-19. Hiện số trẻ đến trường trên địa bàn mới khoảng 80%, nếu số lượng trẻ đi học đủ trong thời gian tới thì các trường trên địa bàn quận còn thiếu 215 giáo viên. Trong khi đó, tại quận Nam Từ Liêm hiện có 218/228 nhóm lớp tư thục, tập trung trên 10 phường đang hoạt động. Với 10 nhóm lớp đã giải thể, quận đã chỉ đạo các trường mầm non công lập đón nhận các cháu thuộc nhóm lớp này.

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, khó khăn trước mắt là đang thiếu giáo viên tư thục, có những trường hiện thiếu tới 30-40%. Vì vậy, các quận, huyện nhanh chóng rà soát, động viên khích lệ các trường tái ký hợp đồng, tổ chức các sàn giao dịch việc làm để bổ sung đội ngũ giáo viên đã bị thiếu hụt. Để giải quyết vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, Sở GD&ĐT cần tạo điều kiện thuận lợi, nhất là khi các trường có nhu cầu thành lập mới, tránh rườm rà về thủ tục hành chính. Nhóm trường này có vai trò quan trọng đóng góp chung cho ngành giáo dục. Do đó cần có biện pháp, cơ chế tạo điều kiện, định hướng phát triển trường ngoài công lập. 

 QUẢNG XƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top