Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Hậu quả khôn lường!

Thứ Sáu 08/04/2022 | 09:46 GMT+7

VHO- Thời gian qua, rất nhiều bạn trẻ bị trầm cảm do áp lực học hành, thi cử và nhiều trường hợp đã tìm đến cái chết như một sự “giải thoát”. Nguyên nhân dẫn đến phản ứng tiêu cực trên là do các em đang phải gánh trên vai quá nhiều kỳ vọng, trong khi gia đình lại không biết cách tạo ra môi trường học tập an toàn, lành mạnh, và đặc biệt là không quan tâm đến các biểu hiện bất thường khi con em mình rơi vào trạng thái trầm cảm, u uất… để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ảnh minh họa

Thành tích học tập của con là điều mà phụ huynh nào cũng xem trọng. Nhưng việc mong muốn và thực thi mong muốn đó không có nghĩa là con cái của họ có đủ sức khỏe, trí tuệ để đạt được thành công. Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khá giả nhưng vẫn bắt con học, bắt con chạy theo thành tích vì sĩ diện, ganh đua; hoặc sợ con cái có thời gian rảnh sẽ sa đà vào những trò chơi vô bổ; hoặc sợ bị bạn bè xấu rủ rê bỏ học…

Rất nhiều phụ huynh không chú ý đến các thay đổi tâm sinh lý, tình cảm của con, mà chỉ biết áp đặt, ra lệnh và buộc con cái phải tuân theo. Các em có quyền vui chơi, giải trí sau những giờ học căng thẳng để giải tỏa áp lực, tuy nhiên, sau khi tan trường, nhiều em đã bị “áp tải” ngay lên xe để đưa đến những “lò luyện”. Học sinh cuối cấp thì áp lực lại càng lớn vì mong muốn phải vào bằng được trường chuyên lớp chọn của gia đình.

Có thể nói, học là tiền đề quan trọng để một người có thể thành công trong cuộc sống, nhất là thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, khi khoa học kỹ thuật là ưu tiên hàng đầu. Nguồn nhân lực phải giỏi mới đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển. Nhưng, để một con người có thể thành công trong sự nghiệp thì niềm đam mê, ước muốn của cá nhân cũng quan trọng không kém. Nhiều doanh nhân thành đạt, nhiều nông dân giỏi, họa sĩ, ca sĩ, nhà thiết kế,… được xã hội tôn vinh, nhưng trong số họ có người đã phải bỏ dở việc học để theo đuổi niềm đam mê, sở thích, sở trường, năng khiếu riêng của mình và họ đã đạt tới sự thành công.

Nói đều này là để các bậc làm cha làm mẹ hiểu rằng, một học sinh để có kiến thức, nhân cách, ứng xử, sức khỏe… thì việc học trên ghế nhà trường là chưa đủ. Nhồi nhét kiến thức văn hóa, nhưng khả năng ứng xử kém, sức khỏe giảm sút do ít vận động, không biết bơi để phòng tránh đuối nước, không có kỹ năng phân biệt điều tốt - xấu hoặc nhận biết các tệ nạn xã hội để né tránh... thì cá nhân đó không thể trở thành một con người toàn diện. Hãy để cho các em hòa nhập với cộng đồng, được trải nghiệm cuộc sống, được trau dồi những kỹ năng mềm, biết phân biệt người tốt, kẻ xấu để ứng xử cho phù hợp…, đồng thời, phụ huynh phải thường xuyên giám sát để giúp con nhận biết điều hay, lẽ phải, phòng tránh các tệ nạn xã hội, dạy con biết thụ hưởng những thành quả do lao động mà có và phải biết chấp nhận những thất bại, cay đắng của cuộc sống để cố gắng vươn lên…

Cơ quan quan lý giáo dục cũng cần phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra chương trình dạy và học trong nhà trường, xử lý nghiêm những trường chạy theo thành tích, tự ý đề ra nội dung dạy học ngoài chương trình, nhất là kiểm soát tình trạng dạy thêm, học thêm…, nhằm giảm áp lực học tập đối với lớp trẻ hiện nay. 

 ĐỖ VĂN NHÂN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top