Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Thi học sinh giỏi, tại sao không?

Thứ Tư 06/04/2022 | 09:37 GMT+7

VHO- Liên quan đến việc có nên tiếp tục tổ chức thi học sinh giỏi các cấp hay không? Có nhiều tranh luận trái chiều, các ý kiến cho rằng nên bỏ kỳ thi này vì không cần thiết, lãng phí. Thậm chí, một số ý kiến còn cho rằng, kỳ thi này “đang hành hạ giáo viên và học sinh”, “thi xong rồi... hết giỏi”, không có tác dụng gì cho phát triển nghề nghiệp...

 Học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2022 tại TP.HCM Ảnh: NHƯ HÙNG

 Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng rất cần thiết phải duy trì kỳ thi rất thiết thực, hữu ích này, vấn đề là đảm bảo quy mô kỳ thi phù hợp, có hướng phát triển, bồi dưỡng, sử dụng họ về sau cũng như hạn chế tối đa áp lực cho các em học sinh, giáo viên, nhà trường. Kỳ thi học sinh giỏi cần thiết, bởi các lý do sau:

Thứ nhất, có thi học sinh giỏi thì mới biết được, chọn được học sinh giỏi, người giỏi, xuất sắc thật sự. Từ đó, mới có định hướng phát triển các nhân tài này để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng thành người có ích phục vụ cho xã hội, đất nước về sau. Bởi nếu không có sàng lọc, thi tuyển sẽ không thể lựa chọn được người tài. Vấn đề ở đây là cách thức tiếp tục bồi dưỡng, phát huy, sử dụng những người này thế nào về sau mà thôi; Thứ hai, quy luật là có cạnh tranh thì mới có phát triển. Nếu không có các kỳ thi học sinh giỏi thì sẽ không có sự cạnh tranh, phấn đấu trong học tập của các em học sinh, các trường, các địa phương. Như vậy, thành tích học, kiến thức của tất cả học sinh đều “sàn sàn” như nhau và dẫn đến tình trạng “giỏi cũng như không”! Và cứ thế sẽ đến một lúc nào đó nền giáo dục sẽ trì trệ, không thể tiến bộ, phát triển vượt bậc lên tầm cao được. Có người lấy ví dụ một số nước không coi trọng, không tổ chức thi học sinh giỏi... Vậy tại sao thế giới vẫn tổ chức các kỳ thi Olympic hằng năm - thực chất là thi học sinh giỏi để chọn ra những người giỏi xuất sắc thật sự để vinh danh. Thực tế thì các nhà khoa học vĩ đại sau này đều xuất phát từ học sinh đạt giải thưởng quốc tế tại các kỳ thi Olympic.

Thứ ba, lý do rất đơn giản là nếu chúng ta bỏ, không tổ chức thi học sinh giỏi thì làm sao để chọn được những em học thật sự xuất sắc để tham dự kỳ thi quốc tế, Olympic thế giới theo định kỳ. Thế giới luôn khâm phục, ngưỡng mộ về trí tuệ, sự xuất sắc của học sinh Việt Nam và chúng ta luôn tự hào về những gì mà các em học sinh đã đạt các giải cao trong các kỳ thi quốc tế mang về vinh quang cho Tổ quốc. Việc luôn đạt giải cao khi tham gia các kỳ thi quốc tế đã thể hiện tài năng, trí tuệ của con người Việt Nam, góp phần quan trọng nhằm nâng cao vị thế của nước ta trên toàn thế giới.

Ngoài ra, học sinh giỏi không chỉ là vinh dự, tự hào cho các em, gia đình mà còn là của thầy cô, nhà trường và địa phương, đất nước. Bên cạnh một số trường hợp cá biệt các em bị áp lực, học lệch, tiêu cực thì đa số học sinh khi được chọn là học sinh giỏi luôn tự hào, đều cố gắng và thành đạt. Đây là sân chơi rất hữu ích cho các em học sinh phấn đấu, rèn luyện, phát huy trí tuệ, tài năng của mình. Các em học sinh giỏi luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ học sinh sau này phấn đấu, rèn luyện, học tập, noi theo.

Mặt khác, không nên chỉ vì một số ít trường hợp xảy ra tiêu cực mà quy kết cho cả kỳ thi. Bởi không ai đi thi học sinh giỏi, nhất là cấp tỉnh, cấp quốc gia, quốc tế mà “ăn may” hoặc “cơ cấu” cả, phải khẳng định và tin tưởng rằng 100% các em đều giỏi, rất giỏi.

Vì vậy, theo tôi vẫn nên tổ chức kỳ thi học sinh giỏi các cấp hằng năm để chọn nhân tài. Vấn đề là cách thức tổ chức, quy mô phù hợp, không tạo ra áp lực, không quá đặt nặng thành tích cho các em. Đặc biệt là đối với các em tham gia thi học sinh giỏi phải có định hướng cho các em sắp xếp thời gian thích hợp để học tập, nghỉ ngơi, nhất là không vì môn thi học sinh giỏi mà học lệch, bỏ các môn học khác. 

 PHẠM VĂN CHUNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top