Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Lão nông xứ Quảng đam mê trồng mai vàng

Thứ Sáu 17/12/2021 | 08:47 GMT+7

VHO- Vườn mai của lão nông Nguyễn Tấn Đạt (67 tuổi) ở thôn Xuân Vinh, xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi luôn là địa chỉ quen thuộc của nhiều khách hàng muốn tìm kiếm một chậu mai kiểng độc đáo để chưng trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

 Ông Nguyễn Tấn Đạt đang chăm sóc, cắt tỉa cây mai chuẩn bị đón Tết Nhâm Dần

 Bắt đầu trồng mai cách đây hơn 20 năm, lúc đầu ông Đạt cũng chỉ chơi loại mai ta vì thú vui, đam mê là chính. Nhưng dần dà, trồng mai kiểng đã trở thành sinh kế chính của gia đình ông bởi nguồn thu từ những chậu mai kiểng thực sự giúp cải thiện đáng kể cho cuộc sống gia đình. Hiện vườn nhà ông Đạt đang có hơn 1.000 chậu mai lớn nhỏ. Khách hàng của ông không chỉ trong địa bàn tỉnh mà còn ở nhiều tỉnh, thành khác nghe tiếng tìm về.

Giống mai mà lão nông này ươm mầm, tạo thế là mai cổ truyền của dân tộc, hoa rất lâu tàn, có thể nở kéo dài được hơn 3 tuần, màu vàng tươi rất đẹp. Theo ông Đạt, công đoạn tạo thế cho mai thật lắm công phu và đòi hỏi sự kiên nhẫn cao độ. Để có được những cây mai cho thế đẹp như Trực phân chi, Thác đổ…, ông phải trải qua quá trình chăm sóc công phu từ 5 đến 7 năm. Cá biệt, có những chậu mai kiểng ông đã phải mất trên chục năm chăm sóc mới có thể tạo cho nó hình hài ưng ý nhất. “Cây hoa mai là một loài hoa biểu trưng cho Tết cổ truyền, mỗi dịp Tết đến xuân về, những cánh rừng hoa mai lại nở rộ khoe sắc báo hiệu một năm mới đã đến. Đây còn là loài hoa mang giá trị văn hóa tâm linh bởi nó thể hiện cho sự sung túc và may mắn. Xuất phát từ những ý nghĩa này, qua thời gian tìm tòi, chọn lọc, tôi đã quyết tâm trồng cây mai vàng”, ông Đạt thổ lộ.

Với niềm đam mê và năng khiếu tự có, ban đầu ông Đạt mua 100 cây giống về trồng. Sau vài năm chăm sóc, cây sinh trưởng rất nhanh, cành khoẻ, tán rộng, ông tiến hành cấy ghép để nhân cành, kết hợp cắt tỉa nghệ thuật, tạo dáng cho mai thành những hình dạng đẹp mắt. Gần như sản phẩm đã xuất bán của ông có lượng hoa rất dày đặc, đều, màu sắc vàng tươi đẹp và lâu tàn... khiến bà con ai cũng trầm trồ mỗi khi qua khu vườn của ông.

“Lúc mới trồng, tôi rất băn khoăn, lo lắng và cảm thấy như đang mò kim đáy biển vậy. Để có được vườn mai như hiện nay, tôi phải học hỏi qua sách vở, những người chơi mai lão làng và tốn công chăm sóc rất nhiều. Bản thân tôi cũng tham gia vào Hội sinh vật cảnh của huyện Nghĩa Hành, thường được Hội tạo điều kiện đi tham quan, học tập kinh nghiệm trồng cây cảnh ở một số nơi để về áp dụng tại vườn nhà”, ông Đạt chia sẻ.

Trong khu vườn có diện tích 2.000 m2 của ông Đạt, loài cây chiếm số lượng nhiều nhất là mai vàng. Hiện ông có những cây mai mấy chục năm tuổi, trị giá hàng trăm triệu đồng; cây bán giá thấp nhất là 500 ngàn đồng có thời gian trồng khoảng 30 tháng. Ngoài ra, để lấy ngắn nuôi dài, hằng năm ông ươm trên 2.000 cây mai giống để bán ra thị trường với giá từ 30 đến 50 ngàn đồng/cây. Sắp bước vào Xuân mới Nhâm Dần, gia đình ông Đạt đang bước vào công đoạn lên chậu, cắt tỉa, uốn cành những gốc mai vàng để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trên khắp cả nước.

Cũng như những loại hoa tết khác, mai cổ truyền cũng sợ nhất là thời tiết thất thường. Có năm trời lạnh, mưa liên tục khiến ông Đạt mất ăn, mất ngủ. Loại mai ta này còn “đỏng đảnh” hơn khi không chấp nhận sự ép chín, bởi nếu đem sưởi cây rất dễ khô ngọn và chết, làm mất trắng bao công sức nhiều năm nên đành trông mong vào ông Trời mưa thuận gió hòa. Năm nay thời tiết khá thuận lợi nên ông Đạt kỳ vọng sẽ có được những gốc mai ưng ý nhất. Lão nông này cũng đã lặt lá sớm cho một chậu mai trổ trước làm mẫu, phục vụ cho yêu cầu “test hàng” của khách mua. Do quá trình chăm sóc dài hơi và tỉ mẩn nên ông Đạt cho biết sẽ tập trung chăm chút cho các gốc mai kiểng trở nên chắc khỏe, sần sùi, rêu xanh hơn để tăng thêm giá trị của nó thay vì phát triển đại trà số lượng lớn vườn mai của mình. 

 Năm nào cũng vậy, vào thời điểm giáp Tết, thôn Xuân Vinh, xã Hành Đức có nhiều bà con nông dân trồng hoa mai. Trong đó, hộ ông Đạt trồng với số lượng lớn, tạo động lực cho những người có thú vui chơi cây cảnh tiếp tục duy trì niềm đam mê và cố gắng phấn đấu để có thể gặt hái được thành công từ một nghề tưởng chừng như chỉ là thú vui tao nhã, nhưng lại có được giá trị kinh tế cao.

(Ông NGUYỄN VĂN DUY HỌP, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành)

 NHƯ ĐỒNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top