Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Làng quất Tứ Liên thấp thỏm đợi Tết

Thứ Hai 06/12/2021 | 09:24 GMT+7

VHO- Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các nhà vườn trồng quất tại Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) đã bắt đầu bước vào giai đoạn “tăng tốc”. Tuy nhiên vừa chăm cây, những người nông dân này vừa canh cánh nỗi lo tìm đầu ra, bởi một năm khó khăn với dịch bệnh, thời tiết không chiều lòng người đang khiến họ nặng trĩu lo âu.

 Người nông dân phi mt nng hai sương, bán mt cho đất bán lưng cho tri sut c năm tri mi cho ra được cây qut Tết ưng mắt

 Quất cảnh Tứ Liên nổi tiếng xưa nay vì quả to, lá xanh, thế đẹp. Để có được điều này, người nông dân đã phải một nắng hai sương, “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” suốt cả năm trời mới cho ra được cây quất Tết ưng mắt. Thông thường, mọi năm chỉ cuối tháng 11 là đã có thương lái đến “đánh hàng” do lo lắng nếu đến muộn sẽ không chọn được cây đẹp. Khách cá nhân thì chỉ đầu tháng 12 là đã tấp nập đến tham quan, mua sắm. Đa phần đều hỏi mua từ vài cây, có khi đến cả chục cây.

Đứng ngồi không yên

Thế nhưng năm nay, mọi chuyện dường như không suôn sẻ với bà con. Khi phóng viên hỏi thăm các nhà vườn, nhiều người cho biết cũng lác đác có khách đến hỏi mua nhưng số cây bán được không nhiều. Lý giải về điều này, các nhà vườn cho biết, do dịch Covid-19 bùng phát, thu nhập ai nấy đều giảm nên sức mua chưa mạnh. Chưa chính thức bước vào vụ bán nhưng người nông dân đã đứng ngồi không yên vì không biết mình có gặt được “trái ngọt” sau một năm đầy rẫy những lo toan, vất vả hay không.

Đang tỉ mỉ chăm từng chùm quả, chiếc lá, bà Nguyễn Thị Thiệp (chủ vườn quất Mạnh - Thiệp) cho biết: “Khoảng giữa tháng 8, đầu tháng 9 là thời gian “vàng” để chăm cây. Thế nhưng năm nay do dịch Covid-19 khi đó diễn biến phức tạp, phải thực hiện giãn cách xã hội nên thời gian chăm cây cũng bị ảnh hưởng. Nếu giờ không tích cực chăm bón thì Tết không có cây đẹp để bán. Chưa kể dịch dã thu nhập kém thế này, chả biết sức mua đến đâu để còn tìm đầu ra”.

Bà Thiệp còn nói thêm: “Đợt ai ở yên đó, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc mua thuốc bảo vệ thực vật, phân đạm do đây không phải là mặt hàng thiết yếu, giá cũng tăng chóng mặt, có khi lên tới 200.000 đồng một bịch phân bón. Chi phí chăm cây chiếm đến 80% giá thành bán ra nhưng giá bán lại không thể tăng. Trong bối cảnh dịch bệnh, ai ai cũng phải chi li hơn trong việc sắm Tết nên chắc chắn chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ”.

Cùng chung nỗi lo là ông Nguyễn Bá Phương (chủ vườn Phương - An). Hơn 20 năm trong nghề, ông cho hay dù có nhiều kinh nghiệm nhưng cũng không thể lường trước được dịch bệnh lại diễn biến phức tạp như vậy. Gia đình ông đã chủ động giảm số lượng cây trồng xuống nhưng vẫn cảm thấy bất an. “Khác với không khí phấn khởi sắp Tết như mọi năm, năm nay tôi cùng các hộ trong làng đều thấp thỏm về đầu ra. Để đảm bảo có được giá “thuận mua vừa bán”, chúng tôi phải lấy sức làm vốn. Những nhà năm trước thuê thêm nhân lực chăm cây thì nay cũng cắt giảm, oằn mình ra tự làm tất. Hiện tại, quất đã bán được khoảng 20%, chủ yếu của những vườn có chất lượng cao. Con số này thấp hơn nhiều so với năm trước. Chúng tôi rất mong chính quyền địa phương sớm có những giải pháp hỗ trợ nông dân giải quyết đầu ra”, ông Phương nói.

Khó chồng khó

Hiện trên địa bàn phường Tứ Liên có khoảng 400 hộ trồng quất cảnh với tổng diện tích lên tới 20 ha. Chỉ tính riêng quất bonsai, cả phường có khoảng 70.000 cây. Không chỉ canh cánh nỗi lo cung vượt cầu, thời tiết không ủng hộ cũng khiến các nhà vườn phải dày công chăm sóc hơn, nếu không cây sẽ xấu và rất khó bán.

Theo bà Ngô Thị Ngà, Chủ tịch Hội làng nghề truyền thống Quất cảnh Tứ Liên: “Mặc dù địa phương có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp để trồng quất cảnh nhưng đây là loại cây phụ thuộc phần nhiều vào thời tiết. Hè vừa rồi có những ngày ngoài trời nóng hơn 40 độ. Gió rét thì đến sớm hơn so với các năm nên ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng của cây. Những ngày gần đây thì trời lại hanh khô, không có mưa nên bà con phải tích cực tưới, bổ sung nước để trái ra mọng, đẹp. Nhưng chừng đó cũng không thể nào quý bằng những giọt mưa của trời. Khó khăn bủa vây nên chúng tôi đang phải rất nỗ lực để có được chất lượng cây tốt, đồng đều”.

Một khó khăn nữa của người trồng quất là sản phẩm làm ra không có chợ để bày bán. Thường thì họ phải mang ra chợ hoa Lạc Long Quân cách đó khoảng 4km và phát sinh thêm chi phí mua chỗ. Chưa kể, nếu cây to thì chẳng để được nhiều, tốn thêm chi phí vận chuyển, mua lô phụ… Vì vậy, nhiều người trồng chọn cách bán tại vườn để cắt giảm chi phí mặt bằng. Được giá hơn nhưng độ nhận diện thương hiệu không cao như bán ở mặt đường.

“Khách đến vườn mua hầu hết là khách quen. Rất may là tiếng lành đồn xa, họ thấy cây đẹp nên mách nhau đến tận nơi để chọn. Nhiều gia đình giờ cố gắng quảng cáo vườn nhà mình trên Facebook nhưng cũng chưa thật sự đạt hiệu quả. Cây đẹp nhưng phải quảng bá được đến với mọi người thì mới có thể đẩy sức mua lên”, bà Bùi Lạc Dật, chủ vườn Tái - Dật bày tỏ. 

 VŨ ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top