Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Để người lao động quay lại

Thứ Tư 13/10/2021 | 10:11 GMT+7

VHO- Trong khi các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực quay trở lại sản xuất thì làn sóng người lao động (NLĐ) di cư về quê vẫn tiếp tục diễn ra, dẫn đến việc đứt gãy chuỗi cung ứng lao động. Để họ tiếp tục quay lại thị trường lao động thì cần xây dựng niềm tin cho họ cùng nhiều chính sách đồng bộ.

 Làn sóng NLĐ v quê t TP.HCM và mt s tnh miền Nam

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê công bố ngày 12.10 cho thấy, tính riêng quý III/2021, cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến họ bị mất việc làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập... Trong đó có 4,7 triệu người bị mất việc, chiếm 16,5 %, 14,7 triệu người phải tạm nghỉ, tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 12 triệu người bị cắt giảm giờ làm, 18,9 triệu người bị giảm thu nhập...

Số người tham gia lực lượng lao động quý III năm 2021 bị sụt giảm nghiệm trọng, giảm 2 triệu người so với quý trước và giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm này xuống thấp nhất trong 10 năm trở lại đây với 65,5%, giảm 2,9 điểm phần trăm so với quý trước và 3,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Dịch Covid-19 diễn biến kéo dài cùng với việc thực hiện các Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 khiến hàng nghìn DN gặp khó khăn, hàng chục nghìn DN giải thể, tạm ngừng hoạt động, một số hoạt động cầm chừng chỉ với 30 - 50% số lao động do phải đảm bảo yêu cầu giãn cách. Bên cạnh đó, nguồn cung lao động cho thị trường cũng giảm do lao động quay trở về quê vì sợ dịch bệnh hoặc phải cách ly dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn lao động ở nhiều doanh nghiệp. Một số chuyên gia cho rằng, việc NLĐ trở về quê sau nhiều thời gian giãn cách xã hội một phần là họ đã cạn kiệt nguồn kinh tế, sự hỗ trợ của nhà nước không đủ để giữ chân họ; một phần vì nghi ngờ bởi chính sách của các tỉnh khác nhau, và không có các kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể, cứ hết giãn cách 15 ngày lại tiếp tục giãn cách 15 ngày... Do đó, cần phải có sự thống nhất giữa các địa phương, cùng nhiều chính sách cụ thể thì NLĐ mới có niềm tin để trở lại DN lao động, sản xuất.

Đợt dịch này không chỉ ảnh hưởng đến khu vực chính thức, mà còn lan rộng sang cả khu vực phi chính thức khiến NLĐ không còn cơ hội tìm được việc làm phi chính thức như thường thấy trước đây. Dẫn đến việc họ không thể tìm được việc làm, kể cả việc làm tạm thời. Trong quý III, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức là 54,5%, giảm 2,9 điểm phần trăm so với quý trước; tỷ lệ lao động phi chính thức khu vực thành thị là 46,2%, giảm 2,4 điểm phần trăm so với quý trước. Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê) cho biết, kết quả đánh giá tác động của dịch Covid-19 trên phạm vi toàn quốc cho thấy trong số 22.764 DN có 17,8% DN bị thiếu lao động; chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam Bộ với 30,6%. Trong đó, tỉnh thiếu hụt cao là Bình Dương, Bình Phước và TP.HCM với tỷ lệ 36,9, 34,4%, 31,8%. Một số ngành báo cáo có sự thiếu hụt nhiều lao động nhất là ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, quang học, da giày, trang phục, thiết bị điện, ngành dệt...

Đánh giá về làn sóng NLĐ trở về quê vừa qua, ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, đa số là NLĐ ở khu vực phi chính thức và hợp đồng lao động ngắn hạn nên quyền lợi không được đảm bảo. Bên cạnh đó, tất cả các địa phương đều có chính sách đón công dân rất tốt, đó là trên đường đi, chính quyền địa phương mà công dân đi qua đều có sự hỗ trợ, đảm bảo an toàn và khi về quê, các địa phương tổ chức cách ly tập trung không thu phí và còn hứa tạo việc làm tại chỗ cho số NLĐ. Do đó, NLĐ đã lựa chọn về quê vì tin vào lời hứa này.

“Đến thời điểm này các DN đầu tư nước ngoài và xuất khẩu vẫn đạt chỉ tiêu xuất khẩu là 74%, còn DN trong nước đạt 26%. Các DN nước ngoài sẽ có biện pháp để duy trì đơn hàng của họ, một số đơn hàng tạm thời dời sang sản xuất ở nước khác, nhưng khi ổn định sẽ quay trở lại. Nếu chúng ta có chính sách tốt thì công dân sẽ quay trở lại DN tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy ảnh hưởng nhưng không lan rộng như chúng ta đang lo ngại. Còn thiếu hụt lao động trong quý IV, khi dịch xảy ra, chúng ta đang xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế cho các giai đoạn tiếp theo có nghĩa là mở cửa dần dần và các DN sẽ thu hút lao động theo chính sách mở cửa của nhà nước, nghĩa là sản xuất đến đâu thì thu hút lao động đến đấy. Nên nói là thiếu hụt trầm trọng lao động trong quý IV có thể không xảy ra vì DN chưa thể ồ ạt sản xuất”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhấn mạnh. 

 NGUYÊN KHANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top