Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Nghệ sĩ múa của núi rừng Tây Bắc

Thứ Tư 13/10/2021 | 09:20 GMT+7

VHO- Với thâm niên gần 30 năm gắn bó với nghệ thuật múa dân gian, Nghệ sĩ ưu tú người dân tộc Thái Lò Hải Lam là một trong những biên đạo đang rất sung sức và là “của hiếm” của ngành múa Việt Nam.

 Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao danh hiệu NSƯT cho nghệ sĩ Lò Hải Lam (năm 2019)

Tốt nghiệp lớp diễn viên múa của Học viện Múa Việt Nam, Lò Hải Lam nhận được nhiều lời mời về các Đoàn Quân đội và các tỉnh lân cận nhưng anh đã quyết định đầu quân cho Đoàn Ca Múa Sơn La (nay là Nhà hát Ca Múa Nhạc tỉnh Sơn La) để phục vụ cho bà con quê hương. Những ngày đầu bước chân vào con đường nghệ thuật chuyên nghiệp, anh may mắn được NSND Nguyễn Vũ Hoài - Trưởng đoàn Ca múa Sơn La và là một biên đạo giỏi đã truyền thụ nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu và bổ ích. Với hơn 11 năm hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp trong vai trò là diễn viên múa đã giúp Lò Hải Lam trưởng thành lên rất nhiều về chuyên môn. Dù công tác ở Đoàn nghệ thuật nào thì anh luôn nỗ lực hết mình vì sự nghiệp chung của đoàn. Những tấm huy chương Vàng, Bạc trong các kỳ hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc đã để lại một dấu ấn khó phai trong cuộc đời làm diễn viên múa của anh. Nhưng phần thưởng lớn nhất của anh là là được cùng các nghệ sĩ, diễn viên của đoàn đi biểu diễn phục vụ bà con nhân dân trên các nẻo đường, làng bản của miền núi khu vực Tây Bắc, các chuyến đi công tác khắp các tỉnh Bắc Lào và nước bạn Trung Quốc, đưa văn hóa Việt Nam đến với bạn bè gần xa...

Múa “Thổ cẩm tìm em”, biên đạo NSƯT Lò Hải Lam

Mỗi một bản làng nơi anh đến, một vùng đất được đặt chân lại cho anh những cảm thụ mới mẻ và càng giúp anh nhận ra giá trị cốt lõi của bản sắc văn hóa, đặc biệt là bản sắc múa dân tộc ở quê hương miền núi Tây Bắc thân thương là thứ cần phải được bảo lưu và gìn giữ…

Kể từ khi biên đạo tác phẩm múa đầu tay Tình yêu người lính”vào năm 1997 đoạt Huy chương Vàng Hội diễn Lực lượng vũ trang Quân khu II đến nay, NSƯT Lò Hải Lam đã sáng tác hàng trăm tác phẩm múa của các dân tộc Tây Bắc như: Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, Mường, Kinh, La Ha, Tày, Lào, Xinh Mun, Hà Nhì như múa Mùa cốm vùng cao, Xuống chợ tìm bạn, Sắc hoa văn Hà Nhì, Chợ núi, Phoong lìn pua miền, Tiếng khèn trên đỉnh núi, Hoa bên tháp, Chuông vọng bản Dao, Đàn tính mùa xuân, Sắc xuân vùng cao, Tìm em bên hạn khuống, Đêm trăng thổ cẩm… Đặc điểm chung của các tác phẩm do anh biên đạo là luôn biểu hiện tâm hồn và tính cách tộc người vùng Tây Bắc một cách rõ nét. Hầu như tác phẩm múa nào của anh tham gia các kì cuộc hội diễn toàn quốc đều khẳng định được vị trí và xứng đáng đoạt huy chương Vàng, Bạc.

Múa “Trống hội bản Dao”, biên đạo Lò Hải Lam, Huy chương vàng Liên hoan Múa không chuyên toàn quốc năm 2016

Có làm mới thấy hết cái khó khăn, vất vả của người biên đạo múa phong trào; nếu dàn dựng, sáng tác cho múa chuyên nghiệp biên đạo chỉ cần diễn đạt ý tưởng là diễn viên có thể thực hiện được ngay thì đối với biên đạo phong trào, biên đạo phải thị phạm từng chi tiết nhỏ, chậm, thậm chí phải biến chuyển ý tưởng, động tác theo một hướng hoàn toàn khác cho phù hợp với khả năng của diễn viên thể hiện, bởi thế, nó đòi hỏi ở người biên đạo một đức tính kiên trì, nhẫn nại và khả năng tư duy hết sức linh hoạt. Hơn nữa, làm công tác phong trào ở một vùng miền núi có tới 12 dân tộc thiểu số với những đặc tính văn hóa tộc người riêng biệt nên việc làm sao để bảo lưu, gìn giữ và phát huy được bản sắc dân tộc trong từng điệu múa, lời ca cũng không phải là chuyện dễ dàng. Thêm vào đó, làm biên đạo ở một vùng miền núi có nhiều bà con dân tộc thiểu số sinh sống, nhiều người còn không biết nói tiếng Việt nên ngoài việc biên đạo múa cho họ, anh còn phải hiểu được tâm tư, tình cảm của đồng bào, phải thật thà, gần gũi với bà con nhân dân thì họ mới tin tưởng và chia sẻ, hợp tác trong công việc.

Anh chia sẻ, nhiều khi xuống cơ sở tuyên truyền biểu diễn giao lưu, chứng kiến các đội văn nghệ múa Thái mở nhạc Kinh, hoặc múa Mông lại cầm quạt Thái hay múa Thái cầm ô của người Mông; múa Mông thì mặc trang phục Thái, múa Lào thì mặc trang phục Khơ Mú… khiến anh cảm thấy trăn trở như có lỗi với bản thân mình… Thực trạng đó càng thôi thúc anh phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa. Đặc biệt, khi lên lớp tại các buổi tập huấn nghiệp vụ bao giờ anh cũng dành thời gian phân tích, giảng giải cho các học viên hiểu được những nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, các động tác cơ bản và sự khác nhau giữa các chất liệu múa của các dân tộc Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, Tày, Kinh…

Không chỉ đoạt nhiều huy chương Vàng, Bạc, nghệ sĩ Lò Hải Lam còn nhận nhiều giải thưởng Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam; Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh và Bằng khen của UBND tỉnh Sơn La. Năm 2019, Lò Hải Lam đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú - một phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực và nhiệt huyết của người nghệ sĩ nơi núi rừng Tây Bắc. 

THANH HOA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top