Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Người hâm mộ thấp thỏm khi Trung Quốc siết chặt quản lý thần tượng

Thứ Hai 04/10/2021 | 10:43 GMT+7

VHO- Các quy định mới của Trung Quốc vào tháng trước dường như đã khiến người hâm mộ lo lắng khi không thể theo đuổi thần tượng tự do như trước đây.

Nghệ sĩ Trung Quốc sẽ buộc phải hoạt động nghệ thuật chân chính nếu không muốn bị cấm sóng (Ảnh: VCG)

Ngoài ra, các yêu cầu như cấm bảng xếp hạng ngôi sao trên mạng xã hội, gây quỹ… để thần tượng của họ trở thành xu hướng trên mạng xã hội cũng đang làm dấy lên tấm lý lo ngại rằng, nghệ sĩ của họ có thể giảm bớt độ nổi tiếng trong tương lai.

Khôi phục lại giá trị đạo đức

Chen Zhichu, nữ sinh 16 tuổi ở Bắc Kinh từng dành 30 phút mỗi ngày để giúp đỡ quảng bá diễn viên Tiêu Chiến trên mạng trước khi Chính phủ Trung Quốc coi đây là hành vi “quảng bá các giá trị không lành mạnh”.

Được biết đến với ngoại hình điển trai, Tiêu Chiến đã có được lượng fan lớn, chủ yếu là nữ thông qua vai diễn trong bộ phim giả tưởng “Trần Tình Lệnh” vào năm 2019. Ngay tại thời điểm phát sóng, bộ phim đã có tới hơn 29 triệu lượt người theo dõi trên nền tảng mạng xã hội Weibo.

Chen cho biết thêm: “Tôi thường ủng hộ các bài đăng về anh ấy trên diễn đàn và mua các sản phẩm mà Tiêu Chiến làm đại diện quảng cáo. Thành thật mà nói thì khá mệt mỏi khi luôn phải cố gắng giữ cho anh ấy ở vị trí top 1 xu hướng”.

Nhờ có những hoạt động như của Chen Zhichu, người hâm mộ đã đóng góp nhiều lợi ích về kinh tế cho nền giải trí Trung Quốc. Giới truyền thông từng dự báo, ngành công nghiệp giải trí nước này có thể đạt giá trị tới 140 tỷ nhân dân tệ (21,6 tỷ USD) vào năm 2022.

Tuy nhiên cũng vì khía cạnh này, nhiều người đã lên tiếng chỉ trích văn hóa hâm mộ là ngành công nghiệp “bóc lột” nhằm thu lợi từ trẻ vị thành niên, tạo nên tâm lý “phát cuồng vì thần tượng. Từ đó các nhà chức trách cũng khẳng định, quy định mới là cần thiết để hạn chế việc lợi dụng văn hóa hâm mộ nhằm kích động, lừa đảo, chiến tranh ngôn từ gay gắt trên các nền tảng trực tuyến giữa các nhóm fan.

 Người hâm mộ cầm máy ảnh chờ đợi thần tượng tại Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh (Ảnh: AFP)

Cũng vào tháng 9, cơ quan quản lý phát sóng của Trung Quốc đã cấm những nghệ sĩ biểu diễn có “đạo đức kém cỏi” và “quan điểm chính trị không chính xác được phép lên sóng”. Hay thậm chí, Tổng cục Quảng bá và Phát thanh Truyền hình Trung Quốc còn yêu cầu loại bỏ trào lưu phim đam mỹ cải biên, được hiểu là dòng phim chuyển thể từ tiểu thuyết tình cảm nam - nam. Ban Tuyên giáo Trung ương Trung Quốc cũng từng đề cập đến dòng phim này trong danh sách các vấn đề cần giải quyết nhằm chỉnh đốn văn hóa giải trí đang gây nhức nhối tại đất nước.

Một số chuyên gia nhận định, nhiều động thái của cơ quan chức năng được đưa ra cùng lúc đang thể hiện sự cứng rắn của một cuộc “đàn áp, khôi phục các giá trị đạo đức”. Fang Kecheng, Giáo sư truyền thông tại Đại học Hồng Kông cho biết: “Giới trẻ Trung Quốc thường chỉ quan tâm đến thần tượng trong giới showbiz mà ít để ý đến thần tượng trong lĩnh vực khác. Việc cấm sóng các ngôi sao giải trí vi phạm chuẩn mực sẽ giúp góp phần lan tỏa các giá trị xã hội lành mạnh”.

Mở đường cho hoạt động nghệ thuật chân chính

Trái ngược lại với tâm lý lo ngại của người hâm mộ, với những nghệ sĩ đang lao động nghệ thuật nghiêm túc, việc đàn áp trên lại là cơ hội để ngành công nghiệp văn hóa, giải trí Trung Quốc trở mình.

Li Chengxi (26 tuổi) đam mê nghề vũ công và diễn viên ngay từ khi còn nhỏ. Sau khi tốt nghiệp hạng ưu tại Đại học Bắc Kinh, cô cố gắng để trở thành một nghệ sĩ giải trí, có cơ hội được đóng vai chính trong một số bộ phim. Bên cạnh đó, Li cũng muốn tham gia các chương trình truyền hình thực tế về tài năng thần tượng.

Thế nhưng, hiện các chương trình truyền hình như vậy đều đã bị cơ quan quản lý phát sóng Trung Quốc cấm. Li cho hay sẽ chuyển hướng đi của mình và không hề bối rối trước việc, các quy định như vậy sẽ cản trở sự thăng tiến trên con đường hoạt động nghệ thuật của mình.

“Đây có thể coi là cuộc tìm kiếm “thứ vàng mười” của giải trí Trung Quốc. Các nghệ sĩ thật sự muốn thành công không có cách nào khác ngoài việc chấp nhận các quy định quản lý nhà nước. Việc phản đối sẽ chỉ khiến sự nghiệp của họ chìm nghỉm”, Li Chengxi nói.

ĐÌNH TOÁN (Theo AFP)

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top