Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Nhiều đối tượng mới được hưởng chính sách BHYT từ ngày 1.7

Thứ Năm 01/07/2021 | 10:05 GMT+7

VHO- Từ 1.7, nhiều văn bản, chính sách pháp luật có hiệu lực với nhiều quy định mới. Kéo theo đó là hàng loạt chính sách mới về BHYT có hiệu lực. Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình được mở rộng, thêm nhiều người được cấp thẻ BHYT miễn phí...

Mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, cấp thẻ BHYT miễn phí

Từ ngày 1.7.2021 Luật Cư trú (ban hành ngày 13.11.2020) chính thức có hiệu lực, quy định hộ gia đình không chỉ là toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú mà là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.

Nhiều đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí, giảm khoản đóng từ BHYT hộ gia đình từ ngày 1.7

Do đó, hộ gia đình tham gia BHYT không còn bó hẹp ở phạm vi những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Các đối tượng được tham gia BHYT hộ gia đình từ ngày 1.7.2021 chỉ cần cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.

Bên cạnh đó, thêm nhiều đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí khi Nghị định 20/2021/NĐ-CP từ 1.7.2021 (thay thế Nghị định 136/2013 về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và một số điều, khoản tại các nghị định khác). Nghị định này quy định 8 nhóm đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí. Trong đó, những đối tượng mới được cấp thẻ BHYT miễn phí là: Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản 5 đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; Trẻ em dưới ba tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đặc biệt khó khăn và không thuộc các trường hợp bảo trợ khác như trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng, do bị bỏ rơi mà chưa có người nhận làm con nuôi; mồ côi cả cha và mẹ, hoặc cả cha và mẹ đều bị tuyên bố mất tích; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo; khuyết tật nặng...

Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hằng tháng (tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp xã hội hằng tháng); Hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi, hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất. quy định tại Khoản 5 của Nghị định này là :

Bên cạnh đó, Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 9.12.2020 ưu đãi người có công với cách mạng chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1.7.2021 cũng sẽ thay đổi đối tượng áp dụng chính sách BHYT đối với người có công với cách mạng và thân nhân. Cũng từ ngày 1.7.2021, Luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi ban hành ngày 16.11.2020 có hiệu lực thì Phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV được hưởng chế độ BHYT…

Hiện nay, Việt Nam còn khoảng 10% dân số còn lại chưa tham gia BHYT chủ yếu rơi vào nhóm tham gia BHYT theo HGĐ, nhóm được ngân sách Nhà nước (NSNN) hỗ trợ mức đóng và một phần của nhóm do người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) đóng, bao gồm: Những người tự đóng và tự đóng một phần không có thu nhập ổn định, người cận nghèo, HGĐ nói chung và HGĐ làm nông nghiệp, lâm nghiệp và có mức sống trung bình; Người thuộc nhóm bắt buộc nhưng trốn đóng BHYT. Do đó, từ ngày 1.7 nhiều đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí, tăng tỷ lệ tham gia lên.

Chi phí khám chữa bệnh BHYT tăng cao

Tính đến ngày 31.12.2020, số người tham gia BHYT là 87,97 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 90,85% dân số, vượt 0,15% so với chỉ tiêu BHYT của Thủ tướng Chính phủ giao; về đích trước thời hạn 4 năm. Đây là tiền đề để cả nước phấn đấu sớm đạt được mục tiêu đến năm 2025 có 95% dân số tham gia BHYT, đến năm 2030 tỷ lệ tham gia BHYT là trên 95% như mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Trong 5 năm kể từ khi thực hiện Luật BHYT sửa đổi, bổ sung có hiệu lực, quỹ BHYT đã chi trả trên 130 nghìn tỷ cho các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, phẫu thuật thủ thuật, phục hồi chức năng, y học cổ truyền; chi hơn 151 nghìn tỷ tiền thuốc và gần 25 nghìn tỷ cho các loại vật tư y tế, tính ngoài giá dịch vụ từ dây truyền, bơm kim tiêm đến các vật tư y tế hiện đại như giá đỡ động mạch vành (stent), van tim nhân tạo, máy tạo nhịp tim… Chi phí chi cho nhóm dịch vụ của năm 2019 tăng 1,8 lần; của nhóm thuốc tăng 1,4 lần và của nhóm vật tư y tế tăng gấp 3 lần so với năm 2015.

Theo ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, trong 5 năm qua, quyền và lợi ích của người tham gia BHYT luôn được đảm bảo một cách tối ưu nhất. Kể từ năm 2016 đến nay, số chi KCB BHYT thường xuyên cao hơn quỹ KCB BHYT được sử dụng trong năm, tỷ lệ sử dụng quỹ KCB BHYT trong năm của năm 2016 là 112%, của năm 2017 là 123,1%, năm 2018 là 109,7%, năm 2019 là 119% và năm 2020 ước tính là 112%.

Cùng với NSNN, quỹ BHYT là nguồn tài chính công đóng góp đáng kể cho việc KCB của người tham gia BHYT, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội. Trong 6 năm tổ chức thực hiện Luật BHYT sửa đổi, bổ sung vẫn còn có không ít các bất cập.

 “Có thể thấy việc gia tăng chi phí KCB hàng năm, một phần do nhu cầu từ việc KCB của người tham gia tăng; mức đóng BHYT thấp, nhiều năm chưa điều chỉnh; quyền lợi BHYT được mở rộng theo các quy định được điều chỉnh của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật... Song song đó, việc điều chỉnh giá dịch vụ KCB BHYT mới, có kết cấu thêm tiền phụ cấp y tế đặc thù, tiền lương cũng như thực hiện phương thức thanh toán theo phí dịch vụ, các cơ sở y tế chuyển dần sang tự chủ tài chính đã khuyến khích tăng cung ứng dịch vụ KCB khi chưa thực sự cần thiết cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc quỹ KCB BHYT mất cân đối thu chi trong năm”, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam nói.

HẢI YẾN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top