Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Những ngày học online không thể nào quên

Thứ Ba 23/02/2021 | 18:23 GMT+7

VHO- Khi dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành và gây hoang mang cho người dân khắp nơi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì học online đã trở thành biện pháp tối ưu giúp học sinh, sinh viên không bị lỡ dở công cuộc học hành. Nhiều trường học vẫn duy trì giảng dạy thông qua các nền tảng online. Học sinh, sinh viên vẫn phải điểm danh, làm bài tập, sinh hoạt ngoại khóa… không khác gì những ngày bình thường.

Những ngày này bé Nguyễn Ngọc Khánh - học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Ban Mai (Hà Đông) đều đặn dậy sớm, chuẩn bị bài vở và đi học tuy nhiên lớp học của em chính là nhà mình. Trước 8h sáng, Ngọc Khánh truy cập vào ứng dụng Microsoft Team. Gần 20 thành viên, gồm học sinh và giáo viên, đều sở hữu tài khoản riêng, cùng đăng nhập trên hệ thống cho phép hiển thị đồng thời gương mặt, giọng nói trên màn hình máy tính. Để đảm bảo đường truyền ổn định, cô giáo chủ nhiệm thường yêu cầu các con học sinh tắt camera, chỉ để hiển thị hình ảnh thầy cô và bài giảng. Khi muốn phát biểu, học sinh sẽ click vào biểu tượng hình bàn tay (giơ tay trả lời), bật micro, thậm chí  nhiều người có thể nói cùng một lúc.

Nhờ công nghệ hiện đại, Ngọc Khánh và các bạn có thể trao đổi bài vở, nói chuyện phiếm, có thể hỏi bài và được cô giáo dừng lại chỉ dẫn nếu con chưa hiểu bài. Bên cạnh đó, học sinh vẫn phải nghiên cứu bài vở, tập trung nghe giảng và đối phó với những câu hỏi, bài tập đột xuất mà cô giáo  đưa ra. Chương trình học vẫn bám sát thời khóa biểu, mỗi tiết học đều có điểm danh và cả thời gian giải lao. Cô bé tâm sự: “Học online con có thể xem lại bài giảng của cô bất cứ lúc nào cũng không bắt buộc mặc đồng phục nhưng con thích được đến lớp lớp học trực tiếp với cô giáo cũng như gặp gỡ các bạn hơn vì con sẽ không phải nhìn màn hình máy tính liên tục trong nhiều giờ hay có hôm còn lỗi mạng hoặc hỏng mic, hỏng loa nữa.”

Đứng lớp online đã được một tuần kể từ khi dịp nghỉ Tết Tân Sửu kết thúc, cô giáo Phạm Thị Hằng – Giáo viên trường Tiểu học Ban Mai (Hà Đông) cho biết: “ Trước mỗi buổi dạy, bản thân đều phải chuẩn bị rất nhiều, từ hệ thống mạng sao cho giữ được ổn định đến nội dung bài, các slide và tư liệu phải rất chặt chẽ cho học sinh dễ nắm bắt.”  Theo cô Hằng ưu điểm của việc dạy và học online chính là giúp đảm bảo an toàn cho cả thầy cô và học trò trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch. Bên cạnh đó, việc dạy online cũng giúp giữ nhịp trong việc học, giúp việc học không bị gián đoạn, dù khó khăn thế nào cũng có giải pháp để khắc phục. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tìm tòi, tạo nhiều trò chơi để tương tác với học sinh, liên tục "làm mới" các bài học  giúp học sinh có hứng thú học tập, do đó, cả giáo viên và học sinh đều có cơ hội rèn luyện nâng cao khả năng sử dụng các phần mềm của máy tính. Việc dạy học onlie cũng góp phần tiết kiệm thời gian của cả người dạy và người học. Chưa bao giờ đường từ nhà đến trường lại trở nên gần đến thế. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên thì việc dạy học online cũng gặp phải những bất cập nhất định như: Việc học sinh ngồi lâu trên máy tính cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe của các con và các thầy cô. Trong quá trình dạy học, giáo viên cũng không dễ dàng kiểm soát được những thiếu sót của các con như: tư thế ngồi, khả tiếp thu kiến thức, của mỗi học sinh. Học online cũng cản trở quá trình làm việc nhóm, tương tác với các bạn và thầy cô trong lớp. Ngoài ra, tốc độ của đường truyền cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của thầy cô và các con.

Mong muốn lớn nhất của cả cô và trò bây giờ là dịch qua nhanh để cô trò được gặp nhau và việc học trở nên hiệu quả và gần gũi hơn.

OANH TÂM

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top