Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Bài toán cho phát triển du lịch cộng đồng (Bài 2): Hướng đến phát triển bền vững

Thứ Sáu 15/01/2021 | 10:49 GMT+7

VHO-  Với sự phát triển nhanh, có nhiều đột phá trong thu hút khách du lịch cũng như xây dựng các sản phẩm du lịch mới, du lịch cộng đồng không chỉ đóng góp vào mục tiêu chung của toàn ngành Du lịch, quan trọng hơn là đã góp phần trực tiếp vào thực hiện định hướng phát triển bền vững.

Du lịch cộng đồng ở Đà Bắc (Hòa Bình) đã làm thay đổi cuộc sống của người dân

Phát triển du lịch cộng đồng bền vững mà Việt Nam đang hướng đến là cải thiện thu nhập cho cộng đồng địa phương, nâng cao trình độ dân trí của cộng đồng, nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên văn hóa, đảm bảo trao quyền cho cộng đồng trong phát triển du lịch, kết nối với các cá nhân và cộng đồng khác.

Góp phần cải thiện sinh kế

Có thể nói, du lịch cộng đồng là một trong những công cụ hữu hiệu giúp cải thiện sinh kế cho người dân địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa cũng như nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên gắn với cộng đồng điểm đến. Ở một số địa phương như Sa Pa (Lào Cai), Mai Châu (Hòa Bình), Mộc Châu (Sơn La), Pù Luông (Thanh Hóa), Hội An (Quảng Nam), Cái Bè (Tiền Giang)… mô hình du lịch cộng đồng đã góp phần thay đổi đáng kể sinh kế của người dân địa phương.

Mô hình du lịch cộng đồng ở Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) là một trong những điển hình. Trong đó các bên tham gia được chia sẻ lợi ích, tạo được sản phẩm hấp dẫn và sự gắn kết của các thành viên trong cộng đồng rất chặt chẽ để phục vụ khách. Cả bản Sin Suối Hồ có 10 hộ làm du lịch cộng đồng, có homestay cho khách thuê. Khách đến Sin Suối Hồ có thể đi thăm khắp làng, trải nghiệm cuộc sống thường nhật của người dân và tìm hiểu văn hóa truyền thống của dân tộc Mông. Các hộ không có nhà cho khách thuê cũng được

 hưởng lợi từ việc bán địa lan và các loại nông sản, sản phẩm thủ công… 100% người dân ở Sin Suối Hồ mặc trang phục dân tộc để giữ gìn văn hóa truyền thống.

Còn mô hình du lịch cộng đồng ở huyện Đà Bắc (Hòa Bình) dựa trên khung sinh kế bền vững cũng thể hiện rõ trong việc tạo và chuyển đổi sinh kế cho người dân địa phương. Để tìm hướng đi mới trong phát triển cộng đồng tại huyện miền núi này, tỉnh Hòa Bình đã kết hợp tiềm năng, phát triển mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Đà Bắc. Tổ chức AOP (tổ chức phi chính phủ của Australia chuyên hỗ trợ các cộng đồng nghèo khó và dễ tổn thương tạo nên những thay đổi mang tính bền vững) tại Việt Nam phối hợp với huyện Đà Bắc triển khai mô hình du lịch cộng đồng Đà Bắc hướng đến mục tiêu tăng cường cơ hội kinh doanh và hoạt động du lịch, qua đó khuyến khích sự phân chia lợi nhuận công bằng và mang lại nguồn thu nhập bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số trong huyện. Du lịch cộng đồng ở Đà Bắc đã đạt được thành công đáng kể, làm thay đổi nhận thức của người dân về du lịch, cải thiện thu nhập. Đặc biệt, mô hình Khu du lịch cộng đồng (CBT) bản Đá Bia lọt vào danh sách các bản du lịch cộng đồng ASEAN năm 2019.

Hiện nay, địa điểm lưu trú chủ yếu của du lịch cộng đồng là nhà dân, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay). Ngoài ra một số nơi có nhà nghỉ nhưng số lượng rất ít. Thống kê hiện nay cơ sở lưu trú của du lịch cộng đồng chủ yếu là nhà dân tại vùng dân tộc thiểu số, phát triển mạnh nhất ở miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Thái Nguyên, Hà Giang), ngoài ra cũng có tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, khu vực Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long…

Giữ gìn văn hóa truyền thống

Một trong những đóng góp to lớn của du lịch cộng đồng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như mục tiêu phát triển du lịch bền vững của Việt Nam là khai thác, phát huy, giới thiệu và góp phần bảo tồn, lưu giữ các giá trị tài nguyên tự nhiên và văn hoá đặc sắc của Việt Nam. Loại hình du lịch này phát triển ở nhiều địa phương cũng giúp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc của các cộng đồng, phát triển nghề thủ công truyền thống, tăng khả năng ngoại ngữ và giao tiếp của người dân, giữ gìn môi trường và cảnh quan thiên nhiên, đóng góp trực tiếp trong việc kết hợp hài hòa nhu cầu của hiện tại và tương lai.

Sự phát triển du lịch cộng đồng đã đem lại cơ hội phục hồi và phát triển một số nghề truyền thống và các phong tục, sinh hoạt văn hóa cộng đồng như dệt thổ cẩm, nhạc cụ truyền thống, trang sức bằng bạc, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, ẩm thực dân tộc... Các hoạt động văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống cũng dần thu hút được sự tham gia của du khách và các đơn vị lữ hành, góp phần quảng bá trực tiếp cho các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc. Một số mô hình du lịch cộng đồng đã góp phần nâng cao đời sống, nâng cao cơ hội giao lưu tiếp xúc, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương, đặc biệt là cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, theo Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), hiện nay ở một số địa phương có tài nguyên nhưng chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển du lịch cộng đồng như Sơn La, khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên. Việc nhận diện tài nguyên và khả năng phát triển du lịch cộng đồng chưa được thực hiện. Một số địa phương chỉ phát triển hoạt động du lịch cộng đồng khi có các dự án tài trợ. Khi dự án kết thúc thì hoạt động du lịch cũng èo uột và không triển khai được.

Ở khu vực phía Bắc, có những địa phương dần mất đi bản sắc văn hóa vì người Kinh lên bản làng dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch, chạy theo lợi nhuận, bỏ qua yếu tố bảo tồn như trường hợp làng bảo tồn văn hóa Mông (Hà Giang). Một số nơi nhầm lẫn giữa du lịch cộng đồng và homestay như trường hợp nhà A Chu (Sơn La), các nhà homestay tại Mai Hịch (Hòa Bình). Dưới sức ép của sự gia tăng lượng khách du lịch và lợi ích kinh tế trước mắt, khó đảm bảo sự cân bằng giữa khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch, giữa lợi ích và chi phí… Do đó, dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng tài nguyên du lịch, thương mại hóa, tầm thường hóa các giá trị văn hóa bản địa, văn hóa dân tộc. 

BÀI 3: Cùng chia sẻ lợi ích...

THUÝ HÀ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top