Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Phục dựng Lễ hội Gia Miêu- Triệu Tường và Lễ hội Phủ Trịnh

Thứ Năm 22/10/2020 | 16:50 GMT+7

VHO- Ngày 22.10 tại Hà Nội, Viện VHNT Quốc gia Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa  đã tổ chức hai cuộc hội thảo khoa học: “Nghiên cứu phục dựng, xây dựng mới Lễ hội Gia Miêu- Triệu Tường ở xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” và  “Nghiên cứu phục dựng, xây dựng mới Lễ hội Phủ Trịnh ở xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa”. Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học và các chuyên gia lịch sử, văn hóa, di sản...

Trong Đề án nghiên cứu, phục dựng, phát huy giá trị các lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, phục vụ phát triển du lịch,  Thanh Hóa đã xác định nhiệm vụ Nghiên cứu, phục dựng, xây dựng mới lễ hội Gia Miêu -Triệu Tường và Nghiên cứu, phục dựng, xây dựng mới Lễ hội Phủ Trịnh  có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn và thời Lê - Trịnh.

Việc nghiên cứu phục dựng, xây dựng mới lễ hội Gia Miêu - Triệu Tường không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị các di tích như Đình Gia Miêu, Lăng Miếu Triệu Tường, các loại hình di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian, các tập quán xã hội tốt đẹp, khơi dậy niềm tự hào của cộng đồng, hình thành các sản phẩm văn hóa- du lịch độc đáo mà còn tạo ra nguồn lực mới để địa phương thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội theo hướng bền vững.

Hội thảo khoa học “Nghiên cứu phục dựng Lễ hội Gia Miếu - Triệu Tường tại xã Hà Long, huyện Hà Trung” nhằm mục đích làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu phục dựng lễ hội, đặc biệt là phục dựng các nghi lễ, lễ hội gắn với việc thờ phụng, tôn vinh các vị sáng lập Triều Nguyễn ở quê hương Hà Long, Hà Trung, Thanh Hóa, sau một thời gian dài bị biến đổi và mai một.

Hội thảo khoa học “Phục dựng, xây dựng mới Lễ hội Phủ Trịnh ở xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa” cũng nhằm làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu phục dựng lễ hội, đặc biệt là phục dựng các nghi lễ, lễ hội gắn với việc thờ phụng, tôn vinh các vị Chúa Trịnh ở quê hương Thanh Hóa. Hội thảo là dịp để các nhà nghiên cứu, nhà quản lý về di sản văn hóa, lễ hội cùng bàn luận nhằm xác định những căn cứ khoa học mới trong việc nghiên cứu phục dựng, xây dựng mới Lễ hội Phủ Trịnh; từ đó góp phần bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị các di tích Phủ Trịnh, Nghè Việt…, các tập quán xã hội tốt đẹp, khơi dậy niềm tự hào của cộng đồng, đồng thời giúp địa phương định hướng xây dựng hệ thống sản phẩm dịch vụ văn hóa – du lịch độc đáo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội theo hướng bền vững.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện VHNT Quốc gia Việt Nam phát biểu: Vùng đất Quý Hương - Gia Miêu, thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung và xã Vĩnh Hùng, thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là quê hương của 2 dòng họ “danh gia vọng tộc”- Nhà Nguyễn và Nhà Trịnh của vùng đất xứ Thanh. Tại quê hương của mình, các vị vua chúa đã cho xây dựng quần thể công trình lăng miếu, đình, đền thờ những người có công sáng lập ra triều đại của dòng họ. “Các nghi lễ được tổ chức tại Lăng Miếu Gia Miêu -Triệu Tường và Phủ Trịnh có đặc điểm tương tự nhau khi đều mang tính chất nghi lễ cung đình, được các Vua Chúa thiết lập thành điển lễ chặt chẽ”, theo PGS Bùi Hoài Sơn.

Tuy nhiên, sau khi triều đại phong kiến chấm dứt vào năm 1945, các di tích thờ cúng trên ít được quan tâm; các hoạt động thờ cúng tại di tích buộc không còn được thực hành.

Trong khoảng chục năm trở lại đây,  UBND tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư, hỗ trợ xây dựng lại di tích lăng miếu thờ Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế Nguyễn Kim và Phủ Trịnh. Sau khi các cơ sở thờ tự chính được phục dựng hoàn tất, chính quyền và nhân dân 2 địa phương đã thực hiện tổ chức lễ hội nhằm mục đích phát huy giá trị di tích và giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, có nhiều đóng góp xây dựng đất nước.

Nhưng do trải qua thời gian bị ngắt quãng quá lâu, nhiều người dân không còn nhớ được cách thức tổ chức nghi lễ như trước và gặp khó khăn về nguồn lực nên chính quyền địa phương, cộng đồng người dân và các chi họ Nguyễn, Trịnh đã không thể thực hành nghi lễ một cách bài bản như trước; khiến cho các lễ hội hiện tại đơn điệu, thiếu bản sắc, thiếu sức hút, không phát huy hiệu quả giá trị của di tích, trở thành rào cản cho sự phát triển của du lịch địa phương... 

Nhận thấy thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Gia Miêu - Triệu Tường và lễ hội Phủ Trịnh có nhiều vấn đề, bất cập, UBND tỉnh Thanh Hóa đã cho phép thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu phục dựng, xây dựng mới 2 lễ hội này.

Lễ hội Phủ Trịnh 2017

“Việc nghiên cứu phục dựng, xây dựng mới lễ hội Gia Miêu - Triệu Tường và Lễ hội Phủ Trịnh không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị các di tích, các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, tập quán xã hội tốt đẹp của địa phương, mà còn góp phần khơi dậy niềm tự hào trong cộng đồng, dòng họ, hình thành các sản phẩm văn hóa - du lịch độc đáo, để địa phương khai thác và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội theo hướng bền vững...”, theo Viện trưởng Viện VHNT Quốc gia Bùi Hoài Sơn.

 Tại hội thảo, các nhà khoa học đã cùng bàn thảo, chia sẻ nhiều ý kiến về những vấn đề mang tính nhận thức khoa học và quản lý thực tiễn liên quan đến chủ đề của hai cuộc hội thảo. Đa số các ý kiến đều cho rằng việc nghiên cứu phục dựng lễ hội Gia Miêu- Triệu Tường và lễ hội Phủ Trịnh là hết sức cần thiết. Đặc biệt, nhiều ý kiến nhấn mạnh việc cần  phải cân nhắc từng nội dung phục dựng, phát huy vai trò của cộng đồng trong việc phục dựng và tổ chức lễ hội; việc phục dựng và xây dựng mới các lễ hội phải đem lại lợi ích cho cộng đồng người dân, phải có sự gắn kết với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn.

PGS. TS Bùi Hoài Sơn cho biết, những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cùng những ý tưởng chia sẻ tại hội thảo sẽ được Viện VHNT Quốc gia Việt Nam và Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa tham khảo, đúc rút, chắt lọc để ứng dụng vào hoạt động nghiên cứu thực tiễn, nhằm thực hiện tốt công việc nghiên cứu phục dựng hai lễ hội quan trọng nói trên.

ANH NGÂN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top