Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

“Gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa”

Thứ Tư 21/10/2020 | 11:13 GMT+7

VHO- Hôm qua 20.10, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, trong 5 năm 2016-2020, việc phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng ủng hộ đồng bào miền Trung

 

 Để hoàn thành các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021-2025 và năm 2021, Thủ tướng cho rằng, chúng ta cần gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.

Phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam có những chuyển biến tích cực

Báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành và sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020.

Đặc biệt, phát triển văn hóa, xã hội đạt kết quả tích cực, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. “Phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam có những chuyển biến tích cực; nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc được phát huy, thể hiện rõ nét trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản thiên nhiên được thế giới công nhận. Các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, người cao tuổi, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được đẩy mạnh; thể thao thành tích cao có bước tiến bộ”, Thủ tướng đánh giá và cho biết, chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta liên tục được cải thiện, thuộc nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình cao của thế giới.

Thủ tướng cũng cho rằng mặc dù còn những tồn tại, hạn chế và gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong giai đoạn 2016 - 2020, tô đậm thành tựu của 35 năm đổi mới với những bước tiến vượt bậc. Trong đó kinh tế vĩ mô ổn định, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp Ảnh: XUÂN TRẦN

Thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội

Về mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và năm 2021, Thủ tướng cho biết, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược và cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phấn đấu đến năm 2025 là nước đang phát triển có nền công nghiệp theo hướng hiện đại vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

“Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng, tự hào dân tộc; thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và không ngừng nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Chú trọng bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và thích ứng biến đổi khí hậu. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Trong năm 2021 và những năm đầu của giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển KTXH trong trạng thái bình thường mới”, Thủ tướng cho biết.

Để đạt được các mục tiêu nói trên, người đứng đầu Chính phủ đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trong đó có việc phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. “Gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Về các giải pháp cụ thể, Thủ tướng cho biết, chúng ta cần phải phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội; tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa; làm tốt công tác quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Chú trọng hơn nữa công tác dân tộc, tôn giáo, chăm sóc người cao tuổi, trẻ em, vì sự tiến bộ của phụ nữ, gia đình, thanh thiếu niên và phát triển thểdục, thểthao; giảm thiểu tệ nạn xã hội. Thực hiện hiệu quả Kế hoạch quốc gia thực hiện chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (SDG 2030) của Liên Hợp Quốc.

“Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức với những biến động phức tạp, khó lường, đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế thế giới có thể còn tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2021 và 5 năm 2021 - 2025, nhiệm vụ đặt ra rất nặng nề. Với khát vọng vươn lên mạnh mẽ, phát triển đất nước phồn vinh, chúng ta hãy đoàn kết, chung sức, đồng lòng, chung tay hành động quyết liệt, nỗ lực vượt qua thử thách, với tinh thần quyết tâm cao nhất, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội”, Thủ tướng bày tỏ. 

Sáng 20.10, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã chính thức khai mạc tại Nhà Quốc hội, Hà Nội. Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đây là kỳ họp được chia làm 2 đợt. Đợt 1, họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến các điểm cầu tại Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ ngày 20-27.10. Đợt 2, họp tập trung tại Nhà Quốc hội, từ 2-17.11.

Trước phiên khai mạc, trong phiên họp trù bị sáng cùng ngày, Quốc hội đã dành một phút mặc niệm cố Phó Tư lệnh Quân khu 4, đại biểu Quốc hội đoàn Quảng Bình, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Văn Man. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, trong những ngày qua, mưa lũ lịch sử ở các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân. Trong đó, nhiều công nhân đang thi công Thủy điện Rào Trăng 3 đã bị vùi lấp trong đất đá. Đau buồn trước sự hy sinh của Thiếu tướng Man và các đồng chí cùng đi trong đoàn; 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế 337 Quân khu 4 khi đang thực hiện nhiệm vụ ứng cứu, giúp người dân khắc phục hậu quả mưa lũ, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, sự hy sinh của các đồng chí là biểu tượng của tinh thần quả cảm, tận tụy vì nước, vì dân, sẵn sàng xả thân để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

 

 Trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ X, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, từ sau kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV đến nay, Đoàn Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp được 3.365 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước. Trong đó về văn hóa và giáo dục, ý kiến của các cử tri đánh giá thời gian qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có nhiều đổi mới, đạt được những kết quả đáng mừng, có giải pháp phù hợp đối với các hoạt động thể thao, du lịch nhằm thích ứng với điều kiện dịch Covid-19. “Tuy nhiên, cử tri và nhân dân rất bức xúc và phản ánh về tình trạng còn nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa trong cộng đồng; tình trạng phát tán các hình ảnh, bài viết phản cảm, bạo lực, lối sống thiếu lành mạnh, làm ảnh hưởng xấu tới đạo đức xã hội, nhất là thanh, thiếu niên; cần sớm có giải pháp kịp thời chấn chỉnh tình trạng này”, ông Trần Thanh Mẫn nói.

 THU SÂM

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top