Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Nghệ An: Những công trình tiền tỉ "bỏ hoang" sau sáp nhập xã

Thứ Hai 03/08/2020 | 09:16 GMT+7

VHO- Một số địa phương trong tỉnh Nghệ An đã thực hiện Đề án sáp nhập xã và nhận được sự đồng thuận cao từ nhân dân.

 Trụ sở UBND xã Nam Cường cũ, huyện Nam Đàn bỏ không sau 3 năm sử dụng

Thế nhưng, điều đáng nói là nhiều công trình tiền tỉ như trụ sở làm việc, trạm y tế, nhà văn hóa các xóm… sau sáp nhập đang bị bỏ không, gây lãng phí rất lớn.

Thừa nhưng vẫn thiếu

Xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn (Nghệ An) thành lập đầu tháng 2.2020 sau khi sáp nhập 3 xã cũ Nam Trung, Nam Phúc và Nam Cường với hơn 14.200 nhân khẩu. Bên cạnh những mặt tích cực sau sáp nhập xã vẫn còn tồn tại nhiều bất cập mà người dân cũng như lãnh đạo địa phương hết sức băn khoăn như tình trạng thừa cán bộ, thừa cơ sở hạ tầng nhưng lại thiếu nơi làm việc, thiếu nơi họp xóm mới... Trụ sở xã Nam Phúc cũ được chọn làm trụ sở của xã mới Trung Phúc Cường do đặc thù là trung tâm để thuận lợi cho người dân. Dù nằm trung tâm giữa 3 xã cũ, nhưng cơ sở vật chất lại không đáp ứng được nhu cầu do cán bộ, công chức tăng lên. Trong khi đó, trụ sở xã cũ là Nam Cường cũ vừa được xây dựng mới vào năm 2016 hơn 10 tỉ đồng lại để không và trụ sở xã Nam Trung cũ cũng trong hoàn cảnh tương tự. Biết là lãng phí, phải đóng cửa, bỏ không nhưng khó tìm giá trị sử dụng mới cho các công trình này.

Theo chị Nguyễn Thị H, xã Trung Phúc Cường cho biết, sau khi sáp nhập xóm thì nhà văn hóa dù mới đầu tư nhưng vẫn quá tải vì không đủ chỗ cho xóm họp. Tình trạng “thừa” mà thành “thiếu” cơ sở vật chất như hiện nay đang khiến người dân chúng tôi xót của vô cùng. Ông Nguyễn An Toàn, Chủ tịch UBND xã Trung Phúc Cường cho biết: “Hiện nay xã đang dư 2 trụ sở làm việc chưa biết sử dụng mục đích gì, đặc biệt là trụ sở xã Nam Cường cũ. Chúng tôi đang đề xuất phương án kêu gọi các nhà đầu tư sử dụng trụ sở bởi nếu bỏ không lâu ngày không sử dụng, bảo vệ sẽ có nguy cơ xuống cấp gây lãng phí”.

Tại huyện Thanh Chương, sau khi thành lập xã Đại Đồng trên cơ sở sáp nhập ba xã Thanh Tường, Thanh Hưng và Thanh Văn thì trụ sở làm việc của xã Thanh Tường và Thanh Hưng cũ cũng rơi vào tình trạng sử dụng chưa hiệu quả. Trong khi trụ sở mới là những dãy nhà cấp 4 cũ kỹ xây dựng từ hàng chục năm trước đang cần được đầu tư nâng cấp thì trụ sở xã Thanh Tường cũ được khánh thành vào năm 2017 lại để cho ban chỉ huy quân sự xã và một số hội đặc thù sinh hoạt. Trụ sở Thanh Hưng cũ dự kiến được chuyển giao cho trạm y tế xã Đại Đồng trong khi các trạm y tế của ba xã đều đã đạt tiêu chí Quốc gia.

Ông Lưu Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Đại Đồng cho biết: “Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính vẫn còn những hạn chế, khó khăn đó là sự lúng túng bước đầu trong công tác điều hành, công tác cán bộ, nơi làm việc của bộ máy. Số lượng lớn công việc cần giải quyết, các hồ sơ, thủ tục, giấy tờ cá nhân của nhân dân cần phải chuyển đổi cho phù hợp. Điều băn khoăn nhất đó là sự lãng phí lớn tại những công trình xây dựng như trụ sở làm việc, trạm y tế, nhà văn hóa các xã, xóm…”.

Nhà văn hóa xã Hưng Lam cũ, huyện Hưng Nguyên không phát huy tác dụng

Chưa có lời giải

Để xây dựng các tiêu chí chuẩn NTM, trụ sở xã, trạm y tế, trường học… đều mới được đầu tư xây dựng khang trang trị giá hàng chục tỉ đồng. Có được thành quả trên, ngoài số tiền Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình, địa phương cũng huy động một nguồn lực lớn từ nhân dân. Thế nhưng, sau sáp nhập xã, những công trình đầu tư đó không phát huy được hiệu quả. Như xã Hưng Khánh và xã Hưng Phú (Thanh Chương) sáp nhập, lấy tên mới là xã Hưng Thành và lấy trụ sở của xã Hưng Khánh cũ là trụ sở xã mới. Trụ sở này cũng không đáp ứng được nhu cầu do số lượng cán bộ công chức tăng gần gấp đôi so với trước. Tuy nhiên, trụ sở xã Hưng Phú và nhà văn hóa xã được xây mới hoàn toàn với kinh phí trên 10 tỉ đồng và mới đưa vào sử dụng từ cuối năm 2017 lại bỏ không.

Xã Minh Châu là đơn vị đầu tiên trên địa bàn huyện Diễn Châu (Nghệ An) thực hiện việc sáp nhập đơn vị hành chính của 3 xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng. Sau sáp nhập 3 xã, trụ sở hành chính xã Minh Châu được đặt ở trụ sở xã Diễn Thắng cũ. Tuy nhiên, xã mới nhưng trụ sở lại cũ được xây dựng nhiều năm trước nên không đáp ứng được đầy đủ công năng cũng như diện tích để sử dụng. Trong khi trụ sở xã Diễn Bình được đầu tư nhiều tỉ đồng, dù mới hoàn thành và sử dụng được khoảng 1 năm nay, nhưng giờ gần như đóng cửa, chỉ một số phòng dành cho hội, đoàn thể xã Minh Châu về đây hoạt động…

Thực trạng sau sáp nhập, tại các xã mới đang xảy ra tình trạng thừa cán bộ, thiếu nơi làm việc và những công trình đầu tư tiền tỉ trước đó, không phát huy được hiệu quả, hay bỏ không… là tình trạng chung chưa có lời giải trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay. 

PHẠM NGÂN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top