Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Tạo điểm nhấn từ xây dựng chợ đêm Đông Ba

Thứ Hai 27/07/2020 | 10:58 GMT+7

VHO- UBND TP Huế đang xúc tiến đẩy nhanh việc xây dựng chợ đêm Đông Ba nhằm kích cầu du lịch và tạo điểm nhấn cho mỹ quan đô thị thành phố, kết nối với trục cảnh quan dọc hai bờ sông Hương hiện nay. Đề án này được kêu gọi đầu tư xã hội hóa, kỳ vọng khi hoạt động sẽ trở thành điểm đến thu hút du khách về đêm cho Huế.

 Chợ đêm Đông Ba sẽ nằm cạnh chợ Đông Ba nổi tiếng của xứ Huế (trong ảnh: Lối vào chợ Đông Ba hiện nay)

Mặc dù là địa bàn trọng điểm về du lịch nhưng lượng khách lưu trú tại Huế không cao bởi địa phương này đang bị “chê” là thiếu nhiều dịch vụ về đêm. Theo thống kê, mỗi năm có hơn 2 triệu lượt khách du lịch đến TP Huế, trong đó thời gian bình quân khách lưu trú chỉ đạt 1,8 ngày/lượt khách. Thời gian qua, không gian phố đi bộ ở khu vực phố Tây (gồm các tuyến đường Chu Văn An- Võ Thị Sáu- Phạm Ngũ Lão) đã hoạt động khá hiệu quả, nhưng chưa khai thác hết thế mạnh của Huế, bởi dịch vụ chủ yếu là ăn uống. Tại cuộc họp HĐND TP Huế mới đây đã biểu quyết thông qua đề án thí điểm Tổ chức quản lý khai thác chợ đêm tại bến xe Đông Ba, liền kề với chợ Đông Ba nổi tiếng của địa phương. Đề án được cộng đồng địa phương và dư luận quan tâm, bởi không gian này sẽ là một điểm nhấn về đêm ở bờ Bắc trong trục cảnh quan dọc hai bờ sông Hương.

Theo lãnh đạo UBND TP Huế, việc thí điểm tổ chức quản lý khai thác chợ đêm Đông Ba là một trong những hành động cần thiết để đưa Huế trở thành điểm đến về đêm năng động, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm của người dân địa phương và khách du lịch. Ông Đồng Sỹ Toàn, Trưởng phòng Kinh tế TP Huế cho biết, việc đầu tư khai thác chợ đêm Đông Ba với kinh phí khoảng hơn 1,8 tỉ đồng nhưng ước tính các nguồn thu từ chợ này khoảng 4,1 tỉ đồng/năm. Việc triển khai đề án, UBND TP Huế giao Ban Quản lý Bến xe thuyền tổ chức kêu gọi xã hội hóa, lựa chọn các đơn vị đầu tư theo đúng quy định.

Không gian chợ đêm Đông Ba có diện tích khoảng hơn 4.000m2, nằm chính trên mặt bằng bến xe Đông Ba hiện nay, kéo dài từ đường Tân Thiết đến ranh giới khu nhà chính của Ban Quản lý Bến xe thuyền. Mặt bằng chợ đêm dự kiến sẽ được bố trí thành 5 khu vực chính, gồm: khu kinh doanh, khu biểu diễn văn hóa nghệ thuật, khu vực bãi đỗ xe, đường nội bộ và không gian chung, khu nhà vệ sinh. Sản phẩm kinh doanh tập trung chủ yếu là hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, đặc sản Huế. Thời gian hoạt động của chợ đêm Đông Ba sẽ bắt đầu từ 18 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.

Trước đây, tại TP Huế cũng từng tồn tại một số chợ đêm tự phát, không đảm bảo an toàn về an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường; đồng thời cũng chỉ kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, may mặc giá rẻ, không phải là sản phẩm đặc sản của địa phương. Những điểm kinh doanh tự phát này đã bị tháo dỡ, dẹp bỏ. Và nhiều người dân cũng kỳ vọng sẽ có một khu chợ đêm bài bản, trật tự, văn hóa hơn. “Việc xây dựng chợ đêm Đông Ba đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Huế; kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội. Qua đó, sẽ tạo không gian hấp dẫn, an toàn, thoải mái cho người dân và du khách khi tham gia vào các hoạt động tại chợ này. Chúng tôi cũng sắp xếp, bố trí các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu của du khách và không làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bến xe Đông Ba”, ông Toàn thông tin.

Ngày 26.7, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi kiểm tra thực địa không gian hình thành khu chợ đêm tại bến xe Đông Ba. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị UBND TP Huế, Ban quản lý chợ Đông Ba và một số ban ngành sớm triển khai dự án để tạo điểm nhấn cho du khách khám phá Huế về đêm. Tại khu chợ đêm tái hiện được hình ảnh đặc sắc của Huế xưa gắn với việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của Huế; trong đó, chú trọng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, đồng thời cần có một gian hàng OCOOP (mỗi địa phương mỗi sản phẩm) cho các địa phương để quảng bá các nông đặc sản nổi tiếng của tỉnh nhà. 

 THÙY AN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top